30. Kỹ năng sống

Sống Nội Tâm Là Gì? Lời Khuyên Cho Người Sống Nội Tâm Để Thành Công

Sống nội tâm là gì? Người sống nội tâm phù hợp với công việc nào? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Masterskills khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sống nội tâm là gì?

Sống nội tâm là một phong cách sống mà con người hướng cảm xúc và suy nghĩ của mình vào bên trong, ít khi chia sẻ hay bày tỏ ra bên ngoài. 

Người sống nội tâm thường tập trung vào việc khám phá thế giới bên trong của mình, bao gồm: giá trị, cảm xúc, suy nghĩ và mục tiêu của bản thân.

Người sống nội tâm thì như thế nào?Người sống nội tâm thì như thế nào?
Người sống nội tâm thì như thế nào?

Người sống nội tâm và người nhút nhát có giống nhau không? Hai kiểu này hoàn toàn khác nhau, người nội tâm vẫn có thể là những người hướng ngoại, hoạt ngôn nhưng họ sẽ cần nhiều thời gian để nạp năng lượng.

Sống nội tâm không được coi là một bệnh lý hay điểm yếu của con người mà đây chỉ là một đặc điểm tính cách của con người. 

Sống nội tâm là gì tiếng Anh? Thuật ngữ này trong tiếng Anh được dịch là Introverted.

2. Biểu hiện của người sống nội tâm

Người sống nội tâm thì như thế nào? Cùng Masterskills điểm qua một số biểu hiện của kiểu người này nhé.

  • Họ có xu hướng dành thời gian cho bản thân để suy nghĩ, đọc sách, sáng tạo hoặc đơn giản chỉ để tận hưởng sự bình yên nơi tâm hồn. Họ cảm thấy hơi khó chịu và bức bối khi ở những nơi đông người trong thời gian quá lâu.
  • Tâm lý người sống nội tâm thường thích chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.
  • Người sống nội tâm thường có trí tưởng tượng phong phú, thích tìm tòi và khám phá những điều bí ẩn.
  • Luôn tìm kiếm sự nhất quán và logic trong các vấn đề.
  • Họ thích những mối quan hệ gắn bó lâu dài, không thích kiểu quan hệ hời hợt, thoáng qua.
  • Ngại ngùng khi giao tiếp với người lạ. Nhưng họ có thể sẵn sàng lắng nghe người khác.

3. Ưu điểm và nhược điểm của sống nội tâm là gì?

3.1 Ưu điểm

Những đặc điểm nổi bật của người sống nội tâm có thể kể đến như:

  • Có khả năng tập trung cao vào công việc, nhiệm vụ của mình, họ chủ động trong việc đưa ra các quyết định. 
  • Họ có thể chữa lành, giải tỏa căng thẳng bằng cách lắng nghe và yêu bản thân mình hơn.
  • Họ có khả năng nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, qua đó, giúp họ thuận lợi trong việc tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất.
  • Mặc dù có thể là một người ít nói, nhưng họ có khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác tốt.
Tham khảo:   Cuộc đời huyền thoại của người đàn ông “phổi sắt”: Chỉ đầu có thể hoạt động, nằm 1 chỗ suốt 71 năm vẫn trở thành luật sư, nỗ lực sống khiến ai cũng ngỡ ngàng

3.2 Nhược điểm

Sống nội tâm đôi khi cũng khiến con người rơi vào một số trường hợp bất lợi, khó khăn:

  • Tạo cho con người cảm giác cô đơn, không tìm được sự kết nối với mọi người xung quanh.
  • Dễ rơi vào trạng thái lười biếng, mất động lực tham gia vào các hoạt động tập thể, xã hội.
  • Dễ rơi vào các tình huống bị hiểu lầm, do bản thân ít nói, hướng nội. 
Sống nội tâm là gì tiếng Anh?Sống nội tâm là gì tiếng Anh?
Ưu nhược điểm của tính cách sống nội tâm

4. Người sống nội tâm phù hợp với công việc nào?

Người hướng nội phù hợp với công việc nào? Dưới đây là điểm mặt một số công việc được cho là phù hợp với người sống nội tâm mà bạn có thể tham khảo:

  • Dựa vào khả năng lắng nghe và thấu hiểu tốt, người sống nội tâm có thể phù hợp với các công việc như Luật sư, chuyên gia tâm lý, phiên dịch viên, nhà hoạt động xã hội.
  • Người sống nội tâm có trí tưởng tượng phong phú, tư duy sáng tạo cao, do vậy họ có thể phù hợp với các công việc như: nhà quản lý mạng xã hội; nhà thiết kế đồ họa, lập trình viên.
  • Với đức tính cẩn thận, tỉ mỉ của mình, người sống nội tâm phù hợp với các công việc như kế toán, chuyên viên phân tích thị trường, chuyên viên kỹ thuật máy công nghiệp, nhà quản lý dịch vụ sức khỏe.
  • Người sống nội tâm có khả năng tư duy phân tích tốt, vì vậy các công việc như nhà khoa học dữ liệu, DA, IT, kỹ sư được cho là khá phù hợp với họ. 
Tham khảo:   Tình Yêu Công Sở: Cân Bằng Giữa Tình Yêu Và Sự Nghiệp

5. Lời khuyên cho người sống nội tâm để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu

Dưới đây là một số gợi ý dành cho người sống nội tâm để có thể phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của bản thân.

  • Trước hết, hãy coi sự hướng nội giống như là một thế mạnh của bản thân. 
  • Tìm kiếm những môi trường phù hợp với mình, nơi người sống nội tâm có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Chẳng hạn, để làm việc hiệu quả, hãy tìm những không gian yên tĩnh, không quá xô bồ.
  • Rèn luyện sự quyết đoán và kỹ năng giao tiếp. Người hướng nội thường gặp một vài khó khăn khi thể hiện tiếng nói của bản thân, bởi vậy, họ cần cố gắng cải thiện điểm yếu này bằng việc thực hành thường xuyên, tìm ra phương pháp giao tiếp hiệu quả.
  • Người sống nội tâm có thể bị choáng ngợp với các tình huống xã hội dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu. Do vậy, họ cần ưu tiên việc tự chăm sóc bản thân và học cách quản lý căng thẳng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Người sống nội tâm có thể gặp một vài khó khăn khi kết nối với đồng nghiệp, điều này có thể khiến họ cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Khi đó, người sống nội tâm có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, bác sĩ trị liệu để giúp bản thân vượt qua thách thức này.
  • Thử thách bản thân bằng cách vượt qua khỏi vùng an toàn.
tâm lý người sống nội tâmtâm lý người sống nội tâm
Lời khuyên dành cho người sống nội tâm

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Sống nội tâm là gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này, cũng như giúp người sống nội tâm biết cách phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân để đạt được thành công.

Tham khảo:   10 dấu hiệu của người mang tần số năng lượng thấp

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo