06. Quản Trị Nhân Sự

8 ĐIỀU MÀ MỘT GIÁM ĐỐC KINH DOANH CẦN BIẾT

Công việc của một giám đốc kinh doanh phần lớn là quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến khách hàng cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Dĩ nhiên, khi tốc độ phát triển công ty ngày càng lớn mạnh thì việc mở rộng quy mô là điều cần thiết. Nhưng đây không phải là vấn đề giải quyết dễ dàng nhất là khi đó chưa hẳn là chuyên môn của một giám đốc kinh doanh.

Chia sẻ trên Entrepreneur, Thomas Smale – nhà sáng lập FE International chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, đã trình bày nhìn nhận của mình về việc mở rộng quy mô kinh doanh như thế nào là tốt dành cho giám đốc kinh doanh. Theo ông, mọi doanh nghiệp kinh doanh phát triển tốt đều sẽ đến thời điểm cân nhắc quyết định mở tiếp chi nhánh tiếp theo. Song, bất kể doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, quyết định mở rộng doanh nghiệp không phải dễ dàng.

Trên thực tế, có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện đáng tiếc của các chủ doanh nghiệp nhỏ khi đánh giá thấp nguồn lực cần thiết để mở rộng quy mô. Kết quả việc kinh doanh này sẽ tác động đến toàn bộ câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, theo Smale, các lãnh đạo và nhất là giám đốc kinh doanh cần cân nhắc các yếu tố sau để đảm bảo quá trình mở rộng kinh doanh được hiệu quả:

1. Xác định rõ những mục tiêu khi chọn địa điểm

Địa điểm luôn là yếu tố tác động lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xác định rõ những mục tiêu mong muốn đạt được khi chọn một vị trí nào đó để đặt công ty. Giám đốc kinh doanh cùng lãnh đạo phải tự hỏi:

Mục tiêu chính của chuyện mở rộng kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại không?

– Việc mở rộng này là bước tiến vào một thị trường mới?

Nếu mục tiêu chính của công ty là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại, thì ban lãnh đạo có từng nghĩ đến những giải pháp thay thế nào khác ngoài mở thêm một cửa hàng nữa hay không? Ví dụ, nếu cứ cho rằng việc mở rộng quy mô có thể giúp tăng số đơn hàng đặt mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, thì liệu công ty có từng nghĩ đến việc dùng chính sách giảm giá cho dịch vụ chuyển phát chưa?

Tham khảo:   NHỮNG VAI TRÒ MỚI CỦA HR TRONG THỜI KỲ BIẾN ĐỘNG

Nếu mục tiêu xây dựng thương hiệu của công ty, thì những lợi ích vô hình khi đạt được mục tiêu này sẽ cân đối thế nào với chi phí đầu vào?

Tóm lại, sớm xác định mục tiêu của việc mở rộng kinh doanh, cũng như tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế ngoài mở một cửa hàng vật lý sẽ giúp ban lãnh đạo đảm bảo thành công tốt hơn.

 

2. Dựa vào thành công có sẵn

Một trong những sai lầm phổ biến của các giám đốc kinh doanh hay lãnh đạo khi quyết định mở rộng kinh doanh chính là không áp dụng lại “chìa khóa” đã tạo dựng thành công cho công ty chính. Nguyên nhân có thể đến từ việc họ đã không thống kê những yếu tố tạo nên thành công cho công ty ấy.

Vì vậy, nếu muốn rút ngắn thời gian đi đến thành công cho chi nhánh tiếp theo, thì cần quan tâm đầu tư vào việc hoàn thiện mô hình kinh doanh ở công ty chính hiện tại, theo hướng có thể áp dụng được cho các lần mở rộng tiếp theo.

3. Xác định dòng tiền

Dựa trên những dữ liệu sẵn có, hãy lên kế hoạch thời gian hoàn vốn cho chi nhánh tiếp theo. Mốc thời gian này cần sát với tình hình thực tế nhất có thể. Điều quan trọng là nguồn lực hiện tại của công ty có đủ để trang trải cho quá trình vận hành chi nhánh tiếp theo hay không?

Giả định, chi nhánh đầu tiên đang tạo ra lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận này có đủ để chi trả cho quá trình xây dựng và vận hành của chi nhánh tiếp theo hay không? Nếu không thì giám đốc kinh doanh cũng như lãnh đạo có phương án nào có thể đảm bảo duy trì mức tài chính của công ty ở con số vừa phải?

4. Đừng mất sự tập trung

Việc mở thêm chi nhánh thường kéo theo nhiều thách thức tương tự như mở một doanh nghiệp mới. Với nhiều giám đốc, họ sẵn sàng đón nhận và chinh phục các thử thách này. Song, trong quá trình chinh phục thành công tiếp theo, liệu họ còn có giữ được tinh thần tỉnh táo nữa hay không?

Nếu thiếu một hệ thống kinh doanh vững chắc, nhân sư vẫn chưa đủ lực thì các giám đốc sẽ gặp rủi ro lớn ở việc mở rộng quy mô này. Vì vậy, lời khuyên đưa ra: tham vọng là tốt nhưng phải thực tế.

Tham khảo:   Teamwork là gì? Đặc điểm, vai trò & cải thiện kỹ năng teamwork

 

5. Duy trì văn hóa doanh nghiệp

Một khía cạnh vô hình khác của thử thách khi mở rộng kinh doanh chính là bảo vệ văn hóa hiện có của công ty. Khi thảo luận về quyết định mở văn phòng thứ hai của Mailchimp thì Jon Smith – phó giám đốc mảng chăm sóc khách hàng của công ty này đã bày tỏ quan điểm của mình rằng: “Điều quan trọng nhất chúng ta cần đảm bảo là duy trì kết nối giữa nhân viên và sứ mệnh, giá trị chung của công ty”.

Có nhiều cách để đảm bảo rằng nền văn hóa công ty có thể được giữ vững trong mạng lưới nhiều cửa hàng kinh doanh. Thông thường, chủ đầu tư, lãnh đạo hoặc các giám đốc bộ phận sẽ là người đảm nhiệm chính quá trình xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp ở địa điểm mới. Nếu doanh nghiệp không xem trọng yếu tố này, văn hóa kinh doanh của công ty sẽ bị chao đảo, đặc biệt ở các ngành kinh doanh dịch vụ.

Để đảm bảo mọi nhân viên đều kết nối với cùng một nền văn hóa, giám đốc kinh doanh cũng cần hỗ trợ giám đốc nhân sự (CHRO) trong việc tổ chức các cuộc họp định kỳ trực tuyến hoặc trực tiếp để thúc đẩy quá trình tìm hiểu lẫn nhau giữa nhân viên cũ và mới.

6. Tìm hiểu thị trường

Một sai lầm khác mà nhiều giám đốc kinh doanh thường vấp phải khi mở rộng kinh doanh chính là không nghiên cứu kỹ thị trường mới và nhận định không sát với thực tế khi ước đoán doanh thu của dự án mới.

Mở chi nhánh đòi hỏi sự đầu tư về cả thời gian lẫn tài chính. Và ngay cả những thương hiệu lớn nhất thế giới như Best Buy, Target cũng từng thất bại lớn khi tiến vào thị trường mới. Đừng dẫm vào vết xe đổ của họ.

Hãy đảm bảo rằng công ty tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ càng để biết rõ tổ chức của mình có thể đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu nào của khách hàng mục tiêu. Hãy ‘cân-đo-đong-đếm’ chiến lược kinh doanh sát với nhu cầu của thị trường ấy.

7. Xây dựng thương hiệu

Đối với một số ngành đặc thù như tư vấn luật, kiểm toán hay các dịch vụ tài chính khác, thì thương hiệu doanh nghiệp đa quốc gia sẽ là một lợi thế lớn trong kinh doanh. Yếu tố này gia cố thêm cho uy tín của thương hiệu công ty, góp phần thúc đẩy khách hàng lựa chọn dịch vụ/sản phẩm nhiều hơn.

Tham khảo:   Giám đốc nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và công việc CHRO

Vì vậy, trong quá trình mở rộng kinh doanh, giám đốc kinh doanh cần có những chiến dịch marketing đảm bảo khách hàng mục tiêu biết đến những thay đổi này.

8. Đừng quên yếu tố luật pháp

Bất kể cửa hàng kinh doanh thứ hai của doanh nghiệp đặt ở vị trí nào mới, đều cần đảm bảo kế hoạch kinh doanh tuân thủ theo đúng những quy định, luật lệ kinh doanh ở địa phương ấy. Ngoài ra, các quy định về thuế cũng như đăng ký kinh doanh, đạo đức kinh doanh cũng là điều mà một CCO cần quan tâm tìm hiểu.

Theo Entrepreneur

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Chief Customer Officer (CCO)

Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Giám đốc Kinh doanh

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo