32. Kiến thức kinh tế

MPM là gì? Điều cần biết về xu hướng nhập khẩu cận biên

“Xu hướng nhập khẩu cận biên – MPM là gì?” là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian gần đây. Đây là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô. Hãy cũng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên và tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh khái niệm kinh tế này nhé.

MPM là gì?

“MPM là viết tắt của Marginal Propensity to Import có nghĩa là Xu hướng nhập khẩu cận biên.”

Xu hướng nhập khẩu cận biên là lượng nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống theo mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống.

Nền tảng của xu hướng này là thu nhập của doanh nghiệp và hộ gia đình cao hơn sẽ dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với việc nhập hàng hóa từ nước ngoài và ngược lại. Tại các quốc gia, khi thu nhập của người dân tăng lên quốc gia đó sẽ tiêu thụ nhiều hàng nhập khẩu hơn. Tình trạng này có thể tác động đến thương mại thế giới một cách đáng kể.

Các nền kinh tế phát triển có đủ tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi biên giới quốc gia của họ thường sẽ có MPM thấp hơn hơn các nước đang phát triển thiếu các nguồn tài nguyên này.

Công thức tính xu hướng nhập khẩu cận biên MPM

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) là sự thay đổi trong nhập khẩu gây ra bởi sự thay đổi trong thu nhập khả dụng. Đây là một thành phần trong lý thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes. Vậy công thức tính MPM là gì?

MPM được tính bằng sự thay đổi trong nhập khẩu đối với sự thay đổi trong thu nhập.

Công thức tính MPM: MPM= ΔIm/Δy

Trong đó, ΔIm là sự thay đổi tăng hoặc giảm trong nhập khẩu, Δy là sự thay đổi tăng hoặc giảm trong thu nhập khả dụng.

MPM theo lý thuyết kinh tế học Keynes

Trong lý thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes, MPM là một khái niệm hữu ích được sử dụng để biểu thị mức độ mà những biến động trong sản xuất hoặc thu nhập dẫn đến những thay đổi trong nhập khẩu.

Tham khảo:   Equivalent Annual Cost EAC là gì? Ý nghĩa và công thức tính

Dựa trên kinh tế học Keynes, ta sẽ có một số cách giải thích công thức tính MPM như sau:

Trước hết, MPM phản ánh mức nhập khẩu của một nền kinh tế. Từ công thức ta có thể biết được khả năng tạo ra giá trị trong xuất nhập khẩu của một đô la. Khi giá trị thu nhập của quốc gia thay đổi tăng hoặc giảm 1 đô la sẽ dẫn đến giá trị hàng nhập khẩu cũng sẽ thay đổi tăng hoặc giảm một giá trị tương đương. Vì vậy, có thể kết luận là thu nhập sẽ làm thay đổi giá trị hàng nhập khẩu theo tỷ lệ MPM. Giá trị xuất khẩu ròng của MPM sẽ âm khi giá trị nhập khẩu làm giảm giá trị xuất khẩu ròng.

Một cách giải thích khác đó là công thức cho thấy MPM đo độ dốc của đường nhập khẩu bằng cách so sánh sự tương quan trên bản đồ của nhập khẩu và thu nhập khả dụng. Người ta quy ước độ dốc là mức tăng trong quá trình chạy, trong đó mức tăng cho thấy sự thay đổi trong nhập khẩu còn quá trình chạy biểu thị những thay đổi về thu nhập. Khi giá trị nhập khẩu giảm làm giảm giá trị xuất khẩu ròng thì xuất khẩu ròng sẽ bằng số âm của MPM.

Giải thích theo khía cạnh toán học, xu hướng nhập khẩu cận biên MPM được tính bằng đạo hàm của hàm nhập khẩu trên đạo hàm của hàm thu nhập. Khi đó, MPM được biểu thị dưới dạng phái sinh của nhập khẩu đối với thu nhập với công thức là MPM = d’Y/d’M.

MPM là một giá trị không cố định vì nó chịu sự tác động bởi sự biến động của giá cả tương đối của các sản phẩm trong và ngoài nước. Nói cách khác, nó có thể thay đổi trong dài hạn vì nhiều lý do, bao gồm cả sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Tham khảo:   Bargaining power là gì và các yếu tố ảnh hưởng

Ví dụ, nếu một quốc gia có thu nhập quốc dân tăng 300 đô và giá trị nhập khẩu tăng 30 đô thì xu hướng nhập khẩu cận biên sẽ là MPM = 30/300 = 1/10. MPM ở các nước phát triển có đủ tài nguyên thiên nhiên trong biên giới quốc gia có xu hướng nhỏ hơn MPM ở các nước kém phát triển và thiếu tài nguyên. Nguyên nhân là do các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển phải nhập hàng hóa nước ngoài để nuôi dân của họ.

Xu hướng nhập khẩu cận biên âm và xu hướng nhập khẩu cận biên dương

Một quốc gia có MPC – xu hướng tiêu dùng cận biên dương có thể có MPM – xu hướng nhập khẩu cận biên dương vì hàng hóa tiêu dùng có thể là hàng nhập khẩu. Giá trị thu nhập càng giảm xuống thì tác động tiêu cực đến nhập khẩu càng lớn nếu xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) nhỏ hơn xu hướng nhập khẩu trung bình (APM). Sự chênh lệch này làm tăng độ co giãn theo thu nhập của cán cân nhập khẩu, dẫn đến thu nhập và nhập khẩu thấp hơn.

Có thể nói, quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, có thể tự sản xuất nhờ có đủ tài nguyên trong biên giới thường có MPM thấp hơn các nước phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa.

Ưu điểm và nhược điểm của MPM

Về ưu điểm, MPM là một công cụ hữu ích để dự báo những biển đổi về nhập khẩu dựa trên những thay đổi dự kiến về thu nhập, sản lượng nền kinh tế. Nó cũng là một công cụ đo lường được ưa thích vì tính chính xác khá cao và dễ tính toán.

Tuy nhiên, hạn chế của MPM là một giá trị không cố định và có thể không ổn định trong thời gian dài. Các dao động trong tỷ giá hối đoái có thể khiến giá cả của hàng hóa trong nước và nước ngoài của một quốc gia thay đổi. Xu hướng nhập khẩu cận biên ở một số quốc gia có thể cho kết quả không chính xác.

Tham khảo:   NAFTA là gì? Nội dung và vai trò của NAFTA

Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ giải đáp cho câu hỏi “Xu hướng nhập khẩu cận biên – MPM là gì?”. Việc hiểu rõ về MPM có thể giúp chúng ta có những hiểu biết nhất định khi lựa chọn đầu tư. Hi vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.

Hà Phương

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo