32. Kiến thức kinh tế

ETD là gì? Sự khác nhau giữa ETD và ETA trong logistic

Những người làm trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistic sẽ hiểu rõ về ý nghĩa của cụm từ ETD. Còn bạn, bạn có biết ETD là gì? Vai trò của nó thế nào? Để tránh rủi ro cần có biện pháp nào? Muốn có lời giải đáp chính xác, xin mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết này của CareerLink.

ETD là gì?

ETD là thuật ngữ chuyên dùng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics. Trên các chứng từ ETD thể hiện mốc thời gian quan trọng nên các doanh nghiệp cần chú ý.

ETD là cụm từ tiếng Anh viết tắt và được hiểu theo 2 nghĩa sau:

– ETD (Estimated Time of Departure): thời gian khởi hành của lô hàng sau khi rời kho được xác định theo ngày và giờ.

– ETD (Estimated Time of Delivery): thời gian ước tính giao hàng đến điểm cuối trong chuỗi cung ứng hay người nhận. Và Estimated Time of Delivery thường được sử dụng cho các doanh nghiệp/công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, đóng gói hàng.

ETD có vai trò gì trong lĩnh vực xuất khẩu và logistic?

Như đã nói ở phần ETD là gì, chúng ta có thể hiểu vai trò của ETD trong lĩnh vực xuất khẩu và logistic rất quan trọng. Đó là đảm bảo việc giao hàng hóa đúng thời hạn, giúp các doanh nghiệp sản xuất tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do hết hàng, thiếu hàng ở một vài bộ phận. Giúp nhân viên cảng điều hành tiến độ lưu thông hàng hóa giảm ùn tắc, cải thiện tiến độ giao hàng và phân bổ nguồn lực tốt hơn.

Mặt khác, nó còn duy trì độ uy tín về dịch vụ vận chuyển của các doanh nghiệp hay công ty giao hàng. Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do việc giao hàng bị trì trệ. ETD có thể thay đổi so với văn bản ban đầu bởi nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: khối lượng hàng hóa, phương tiện vận chuyển, mặt hàng, điều kiện thời tiết…

Vậy nên, việc xác định ETD chính xác nhất là vấn đề lớn luôn được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistic cần quan tâm. Nhưng nhờ vào kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại điển hình là thuật toán AI sẽ giúp việc xác định ETD dễ dàng, độ chính xác cao hơn.

Sự giống và khác nhau giữa ETA và ETD là gì?

Tuy 2 thuật ngữ ETD và ETA (Estimated Time of Arrival: thời gian dự kiến đến) khác nhau nhưng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn. Để tránh việc này hãy cùng xem điểm giống và khác nhau giữa ETD và ETA được phân tích dưới đây nhé.

Tham khảo:   RM trong ngân hàng là gì? Chi tiết từ A-Z về nghề RM

Điểm giống nhau giữa ETD và ETA

– Thời gian thực tế thường không chính xác so với dự kiến. ETD là thời gian dự kiến khởi hành mà không nhất thiết phải là cảng đầu tiên vận chuyển. Mà tàu sẽ đến nhiều cảng khác nhau nên thời gian của từng cảng cũng sẽ được xác định dự kiến.

– Thời gian khởi hành và cập bến dự kiến không chính xác do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng bởi thời tiết.

– Hiện nay, vẫn còn có nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa ETD, ETA với ATD (Actual time of departure”) và  ATA (Actual time of arrival).

Thế nên, nhân viên của bên logistic phải có nhiệm vụ giải thích cho khách hàng hiểu rằng đây chỉ là thời gian dự kiến nên sẽ không chuẩn xác tuyệt đối. Tránh việc khách hàng bị nhầm lẫn và có thái độ không hài lòng khi hàng giao không đúng với dự kiến.

Điểm khác nhau giữa EDT và ETA

– ETA (Estimated Time of Arrival) nghĩa là hàng hóa đã về đến điểm cuối của quá trình vận chuyển. Còn ETD (Estimated/Expected Time of Departure) nghĩa là thời gian khởi hành của lô hàng sau khi rời kho được xác định theo ngày và giờ. Như vậy, ETA dùng để xác định thời gian đến còn ETD để xác định thời gian khởi hành.

– Phương thức vận chuyển khác nhau như hàng không, đường biển đi quốc tế hoặc vận chuyển nội địa như hàng không, tàu hỏa hoặc xe tải.

– Một điểm khác biệt nữa của EDT và ETA là thời gian vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện giao hàng.

ETD là từ viết tắt của Estimated/Expected Time of Departure Thời gian khởi hành dự kiến ​​trong khi ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival Thời gian đến dự kiến.”

Các yếu tố ảnh hưởng tới ETD

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian giao nhận hàng:

– Phương tiện vận chuyển: Mỗi một loại phương tiện vận chuyển khác nhau sẽ có tốc độ khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu biển, xe tải…

– Khối lượng và kích thước của hàng: Khối lượng và kích thước có ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ di chuyển hàng hóa. Ví dụ hàng hóa cồng kềnh lại vừa nặng thì quá trình vận chuyển sẽ phải chậm hơn so với các hàng hóa nhẹ khác.

Tham khảo:   Coefficient of Variation là gì? Vai trò và ưu, nhược điểm

– Thuộc tính của hàng hóa: Với các loại hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì thời gian vận chuyển cần ngắn hơn. Mặt khác, các mặt hàng dễ vỡ sẽ cần di chuyển chậm để tránh rơi vỡ.

– Điều kiện thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến ETD, thời tiết xấu sẽ khiến việc xuất phát hàng gửi muộn hơn so với dự kiến.

Những biện pháp phòng tránh rủi ro ETD

Sau khi tìm hiểu ETD là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến nó thì chúng ta việc cần làm tiếp theo là những gì để tránh gặp rủi ro? Nếu biết cách phòng sẽ hạn chế đáng kể những sai sót xảy ra. Cụ thể:

– Cần nắm bắt được tin tức về hàng hóa mỗi ngày để có phương án xử lý kịp thời. Từ đó, bên công ty logistic sẽ thông báo cho khách về sự cố không mong muốn và có kế hoạch đảm bảo hàng về nhanh nhất.

– Phải thường xuyên quan tâm đến quá trình vận chuyển hàng như: luôn cập nhật thông tin về tên phương tiện, số hiệu/số chuyến, lịch trình di chuyển và thời gian cập cảng/bến….

– Theo dõi tin tức trên các website: hiện tại có nhiều doanh nghiệp ngành logistic đã có website và các thông tin liên quan đều được đăng tải và cập nhật thường xuyên. Vì thế, nó giúp khách hàng dễ dàng tra cứu vị trí của tàu trong vòng 24h bằng nhiều cách. Có thể kiểm tra bằng cách định vị vệ tinh hoặc do nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển gửi qua.

– Và bạn cần đơn vị logistic giới thiệu rõ về số chuyến, thời gian vận hành cũng như vấn đề phương tiện hay gặp trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ giúp bạn chủ động lên phương án dự phòng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới tiến độ và thời gian giao nhận hàng.

– Nên chọn những công ty logistic có quy mô và thời gian hoạt động lâu năm, có uy tín để hạn chế tối đa những sai sót chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng.

Nếu bên logistic giao nhận chậm hàng hóa, bạn có được bồi thường không?

Khi đã ký kết hợp đồng vận chuyển thì đơn vị logistic phải có trách nhiệm thực hiện đúng theo cam kết.

Tham khảo:   Request for Information RFI là gì? Khi nào nên sử dụng RFI?

Yêu cầu bồi thường được chấp nhận trong trường hợp hàng hóa vận chuyển chậm, quá thời gian đã thỏa thuận. Bên phía công ty logistic sẽ phải bồi thường thiệt hại vì lý do chuyển giao chậm.

Thường thì trong hợp đồng bên công ty vận chuyển sẽ thông báo với khách thời gian nhận hàng có thể chậm nhất sau 3 ngày. Còn nếu quá thời gian đó, bên công ty vận chuyển hàng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường về việc chậm giao nhận hàng.

Nhưng các điều khoản trong hợp đồng vận chuyển có thể khác nhau. Do đó, cần có sự thống nhất trước khi ký hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng với bên công ty logistic.

Chi tiết câu hỏi ETD là gì, sự khác biệt giữa ETD và ETA, vai trò của nó như thế nào đã được trình bày cụ thể ở trên. Hi vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Thường xuyên truy cập Masterskills.vn để tham khảo những bài chia sẻ hay và ý nghĩa cho mình nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo