32. Kiến thức kinh tế

Corporate bond là gì? Lợi ích và rủi ro đối với nhà đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate bond) là một kênh đầu tư khá phổ biến và đem lại lợi nhuận ổn định cho nhà đầu tư. Vì lý do này mà Corporate bond đang trở thành một hình thức đầu tư được ưa chuộng tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vậy, Corporate bond là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Corporate bond là gì?

“Corporate bond có nghĩa là trái phiếu doanh nghiệp, là một loại trái phiếu được doanh nghiệp phát hành để huy động vốn.”

Căn cứ theo Nghị định 163//NĐ-CP, corporate bond là loại chứng khoán có kì hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp có hình thức phát hành khá giống với các loại trái phiếu chính phủ, chủ yếu được phát hành dưới 3 hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Đây cũng là một hình thức huy động vốn khá phổ biến, thường được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp, chẳng hạn như trái phiếu ngắn hạn có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở xuống, trái phiếu trung hạn có thời gian đáo hạn từ 5 đến 12 năm và trái phiếu dài hạn có thời hạn trên 12 năm.

Bản chất của Corporate bond

Về bản chất, trái phiếu doanh nghiệp chính là một khoản vay có kỳ hạn. Trong đó, người mua trái phiếu là trái chủ, còn bên phát hành trái phiếu là người vay.

Trái phiếu doanh nghiệp được các công ty phát hành với mục đích huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Các công ty sẽ sử dụng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ, để mua lại các công ty khác, thậm chí là để trả những khoản vay cũ.

Tham khảo:   Bảo lãnh guarantee là gì? Phân loại và ưu nhược điểm

Để làm được điều này, thay vì phát hành trái phiếu các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành và bán cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài với những thủ tục phức tạp và cũng rất tốn kém. Do đó, bán trái phiếu là lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp vì thủ tục dễ dàng hơn và cũng là cách nhanh hơn để huy động vốn và mở rộng công ty.

Lợi ích và rủi ro của Corporate bond đối với nhà đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp thường có mức độ rủi ro cao hơn so với trái phiếu chính phủ và thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu bởi vì trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước trong trường hợp công ty đi đến cảnh phá sản hoặc giải thể. Tuy nhiên, rủi ro càng cao thì lợi tức mà công ty phải đưa ra càng cao. Hiện nay, số lượng nhà đầu tư tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ngày một tăng đồng nghĩa với việc họ nhận được không ít lợi ích từ kênh đầu tư này.

Giống như tất cả các loại trái phiếu khác, trái phiếu doanh nghiệp sẽ chi trả cho trái chủ một mức lãi suất cố định. Nếu bạn giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn, bạn sẽ nhận được tiền gốc cộng với tất cả các khoản lãi và đó cũng chính là lợi nhuận mà bạn sẽ thu được từ trái phiếu.

Hiển nhiên, lãi suất hàng tháng từ trái phiếu sẽ cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Quan trọng là nhà đầu tư có thể sử dụng khoản lãi suất định kỳ này để tái đầu tư và kiếm thêm lợi nhuận.

Tham khảo:   Nhà đầu cơ speculator là gì và có gì khác với nhà đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp đem lại nhiều ích lợi nhưng đồng thời cũng đi kèm với một vài rủi ro mà nhà đầu tư cần phải lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu các rủi ro của corporate bond là gì nhé.

Thứ nhất: Nếu bạn bán trái phiếu trước khi đáo hạn, bạn có thể không nhận lại được số tiền đúng với mức giá mà bạn đã mua nó. Giá trị trái phiếu của bạn sẽ giảm xuống nếu lãi suất của các trái phiếu khác tăng lên. Trong trường hợp đó, tổng lợi nhuận của bạn cũng sẽ giảm xuống.

Thứ 2: Rủi ro chính của trái phiếu doanh nghiệp là rủi ro tín dụng. Nếu tổ chức phát hành ngừng hoạt động, nhà đầu tư có thể không nhận được các khoản thanh toán lãi suất hoặc nhận lại tiền gốc của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải sẵn sàng đối diện với nguy cơ doanh nghiệp phát hành trái phiếu không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi như đã cam kết.

Thứ 3: Rủi ro sự kiện. Các công ty phát hành trái phiếu có thể phải đối mặt với những rủi ro không lường trước làm giảm khả năng tạo ra dòng tiền của họ. Các khoản thanh toán lãi hoặc trả nợ gốc liên quan đến trái phiếu phụ thuộc vào khả năng của nhà phát hành trái phiếu trong việc tạo ra dòng tiền.

Thứ 4: Bạn có thể chưa bán được trái phiếu với lợi nhuận mong muốn ngay khi bạn cần bởi vì lợi nhuận của trái phiếu phụ thuộc vào thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù tồn tại khá nhiều rủi ro là vậy nhưng Corporate bond vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và không ngừng thu hút các nhà đầu tư bởi lẽ bất cứ kênh đầu tư nào có khả năng sinh lời cao thì nhất định đều tồn tại những rủi ro tương ứng.

Tham khảo:   ROIC là gì? Tầm quan trọng và công thức tính

Việc trang bị kiến thức đầy đủ về trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được một số rủi ro nhất định, lựa chọn đúng doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư vào trái phiếu và thu về lợi nhuận khổng lồ. Hy vọng rằng những chia sẻ về corporate bond là gì trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!

Trang Đoàn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo