32. Kiến thức kinh tế

Par value là gì? Mệnh giá cổ phiếu và mệnh giá trái phiếu

Par value là gì? Đặc trưng, phân loại của chúng trong kinh doanh và thị trường tài chính là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết cũng như các đặc điểm của mệnh giá.

Par value là gì?

Par value là mệnh giá hoặc còn được gọi là giá trị danh nghĩa. Đây là giá trị mà công ty hoặc doanh nghiệp ấn định cho chứng khoán họ phát hành.

Đặc trưng của mệnh giá par value là gì?

Tại Việt Nam, mệnh giá mang những đặc trưng được pháp luật quy định. Cụ thể, theo Điều 10, Luật Chứng khoán 2006, mệnh giá chứng khoán phải thỏa mãn các yếu tố sau:

–       Chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được ghi bằng đồng Việt Nam.

–       Mệnh giá cổ phiếu lần đầu được bán với giá 10.000 đồng, mệnh giá trái phiếu là 100 ngàn đồng và bội số của 100 ngàn đồng.

“Mục đích đằng sau khái niệm mệnh giá là các nhà đầu tư tiềm năng có thể yên tâm rằng công ty phát hành sẽ không phát hành cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá.”

Hiểu rõ hơn mệnh giá par value là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu mệnh giá cổ phiếu và mệnh giá trái phiếu.

Mệnh giá cổ phiếu

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, chứng nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của các cá nhân/tổ chức đối với công ty đó sau khi đã góp một nguồn vốn nhất định để thành lập hoặc duy trì hoạt động của công ty.

Nói cách khác, cổ phiếu là một loại chứng khoán (được coi là tài sản), là đối tượng giao dịch trên sàn chứng khoán và chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần.

Có 2 loại cổ phiếu:  

–       Cổ phiếu thường (Cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu cổ phần công ty của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu của công ty có quyền quản lý, bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty cũng như tham gia vào các cuộc họp HĐQT.

–       Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn đã góp.

Tham khảo:   Định giá động dynamic pricing là gì, ưu nhược điểm ra sao?

Mệnh giá cổ phiếu là gì?

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu, là giá trị mà công ty ấn định cho một cổ phiếu do đơn vị đó phát hành và được thể hiện trên cổ phiếu.

Các đặc điểm của mệnh giá cổ phiếu:

– Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng cho mục đích ghi sổ sách kế toán của công ty. Trong kế toán, mệnh giá cho phép công ty đặt một giá trị tối thiểu cho cổ phiếu trên báo cáo tài chính, hoặc được sử dụng mệnh giá cổ phiếu để xác định nguồn vốn pháp định/vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của công ty.

– Giá trị thị trường của cổ phiếu không phải do công ty phát hành chúng ấn định, cũng không do một cá nhân nào đó quyết định. Giá trị thị trường của cổ phiếu được xác định khi người bán sẵn sàng bán chúng với một mức giá thống nhất và người mua sẵn sàng trả mức giá cao nhất để sở hữu.

– Mệnh giá cổ phiếu có ý nghĩa quan trọng nhất là khi chúng được công ty phát hành và niêm yết lần đầu tiên trên sàn chứng khoán để huy động vốn từ công chúng. Lúc đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty nhận được trên mỗi cổ phiếu phát hành.

– Các công ty thường sẽ không phát hành thêm cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá. Điều này giúp các nhà đầu tư an tâm vì không có ai sẽ nhận được giá phát hành có lợi hơn.

Mệnh giá trái phiếu

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán, chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành trái phiếu đối với nhà đầu tư – gọi là người nắm giữ trái phiếu. Người phát hành trái phiếu có nghĩa vụ phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể tùy thuộc mệnh giá của trái phiếu, trong một khoảng thời gian nhất định và một khoản lãi suất ổn định theo định kỳ.  

Người mua trái phiếu, hay đầu tư cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Người sở hữu trái phiếu, hay gọi là trái chủ có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhà nước. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ (gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không ghi tên trái chủ (trái phiếu vô danh).

Tham khảo:   Service provider là gì? Cách chọn service provider phù hợp

Nguồn thu của trái phiếu là tiền lãi. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả nguồn vốn vay này. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.

Trái phiếu được phân loại dựa theo các đặc điểm như: Người phát hành, lợi tức, hình thức, tính chất trái phiếu, thời hạn thanh toán, mức độ đảm bảo thanh toán…

Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ, do vậy khi chủ thể phát hành trái phiếu phá sản, giải thể thì cổ phần công ty trước tiên phải thanh toán hết cho người nắm giữ trái phiếu, sau đó mới được chia cho các cổ đông.

Trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu, do vậy chúng là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn.

Mệnh giá trái phiếu là gì?

Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, được xem là số vốn gốc mà trái chủ đầu tư và là giá trị được ghi trực tiếp trên trái phiếu.

Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, mệnh giá tối thiểu của trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ‘đồng Việt Nam’ là một trăm nghìn đồng Việt Nam (100.000đ), các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn đồng, áp dụng chung cho cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp phát hành.

Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính sẽ có quy định cụ thể đối với từng đợt phát hành.

Đặc điểm của mệnh giá trái phiếu

– Mệnh giá trái phiếu được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu, cũng như số tiền người phát hành trái phiếu thanh toán cho trái chủ khi đến hạn.

Tham khảo:   Dư luận là gì? Yếu tố tác động đến việc hình thành dư luận

– Tùy thuộc vào nhà phát hành, mỗi loại trái phiếu khác nhau sẽ có mệnh giá quy định khác nhau.

–  Có 2 loại mệnh giá trái phiếu phổ biến tại nước ta: Mệnh giá trái phiếu Chính phủ và Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp.

– Đối tượng mua trái phiếu Chính phủ có thể là: các tổ chức, doanh nghiệp, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam; các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

– Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Hi vọng với những chia sẻ về par value là gì, bạn đã phần nào hiểu được thuật ngữ kinh tế quan trọng này.

Huyền Nguyễn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo