32. Kiến thức kinh tế

Paid-up Capital là gì, có gì khác so với vốn điều lệ?

Nhiều người chưa biết rõ Paid-up Capital là gì và thường nhầm lẫn thuật ngữ này với Authorized Captital (vốn điều lệ). Thực tế Paid-up Capital là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế – tài chính và cần được phân biệt rõ với các khái niệm khác có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của vốn đã góp cũng như các điểm đặc trưng của loại vốn này.

Paid-up Capital là vốn đã góp hay vốn đã được huy động. Vốn đã góp chính là khoản tiền mà một công ty nhận được từ việc bán cổ phiếu cho các cổ đông (nhà đầu tư). Về phía cổ đông, họ sẽ dùng tiền đầu tư để đổi lấy cổ phần.

Trên thực tế, một công ty tạo ra vốn đã góp bằng cách bán cổ phần của mình trực tiếp cho các nhà đầu tư. Thông thường hình thức bán cổ phần này được thực hiện qua đợt phát hành công khai lần đầu.

Đến khi cổ phiếu được mua và bán giữa các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp thì không có vốn đã góp nào được tạo ra thêm. Bởi vì tiền thu được trong các giao dịch đó được chuyển vào tài khoản của các cổ đông chứ không thuộc sở hữu của công ty phát hành.

Paid-Up Capital là số tiền do các cổ đông góp cho một doanh nghiệp để đổi lấy cổ phần.

Đặc điểm của Paid-up Capital là gì?

Như đã đề cập ở trên, nguồn gốc của Paid-up Capital (vốn trả góp) xuất phát từ việc bán cổ phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua phát hành công khai lần đầu. Như vậy, vốn đã góp chính là số tiền mà nhà đầu tư trả cho công ty xét trên mệnh giá của cổ phiếu phát hành. Theo đó nguồn vốn của chủ sở hữu được thể hiện bằng vốn góp.

Thị trường sơ cấp được xem là nơi duy nhất mà Paid-up Capital được nhận và tồn tại. Tại đây, cổ phiếu được công ty phát hành thông qua giao dịch sẽ đến tay nhà đầu tư. Ở chiều ngược lại, tiền từ nhà đầu tư được chuyển trực tiếp đến công ty phát hành, hình thành nên vốn đã góp dưới dạng cổ phần.

Paid-up Capital được lấy từ hai nguồn tài trợ, đó là mệnh giá cổ phiếu và vốn dư thừa.

Tham khảo:   Thủ tục kiểm soát là gì và được ứng dụng thế nào?

Mệnh giá cổ phiếu: Là mức giá cơ bản của mỗi cổ phiếu được phát hành. Thông thường thì giá trị mệnh giá này khá thấp. Chẳng hạn mệnh giá cổ phiếu hiện tại ở Mỹ có mức thấp hơn 1 USD. Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu phát hành có mệnh giá được liệt kê bao gồm hai loại là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn cổ đông.

Vốn dư thừa: Là khoản tiền được các nhà đầu tư trả vượt quá mệnh giá cổ phiếu. Vốn dư thừa còn được gọi là vốn đã góp bổ sung hoặc vốn đã góp vượt quá mệnh giá.

Ví dụ:

Giả sử công ty A phát hành 100 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 1 USD. Sau đó công ty này rao bán chúng với giá 50 USD trên mỗi cổ phiếu. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu cho thấy vốn đã góp tổng cộng là: 100 x 50 = 5.000 (USD). Con số bao gồm 5.000 USD này bao gồm 100 USD cổ phiếu theo mệnh giá phổ thông và 4.900 USD vốn dư thừa.

Phân biệt vốn đã góp với vốn điều lệ

Vốn điều lệ (Authorized Captital) là gì?

Trên thực tế, một công ty muốn tăng vốn chủ sở hữu không được phép bán hết cổ phần của công ty cho người trả giá cao nhất, mà công ty này phải xin phép phát hành cổ phiếu công khai để bán cổ phần cho nhiều nhà đầu tư khác nhau. Để được cấp phép phát hành cổ phiếu, họ phải nộp đơn đề nghị cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại quốc gia thành lập.

Trong quá trình phát hành cổ phiếu, số vốn tối đa mà một công ty được phép huy động được gọi vốn điều lệ (Authorized Captital). Thông thường, một công ty có xu hướng đăng ký lượng vốn điều lệ cao hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại. Nhờ đó công ty có thể dễ dàng bán bổ sung cổ phiếu nếu có phát sinh thêm nhu cầu về vốn chủ sở hữu sau này. 

Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn đã góp

Điểm khác nhau cơ bản giữa Authorized Captital và Paid-up Capital là gì? Đó chính là:

Authorized Captital (vốn điều lệ) là giá trị tối đa của số cổ phần mà công ty được phép phát hành cho các cổ đông một cách hợp pháp. Trong khi đó, vốn đã góp là khoản tiền thực tế mà các cổ đông trả cho công ty sau khi phát hành cổ phiếu. Do đó đôi khi vốn đã góp có giá trị chênh lệch và không giống với vốn điều lệ. Nói rõ hơn, Paid-up Capital luôn luôn có giá trị bé hơn hoặc bằng so với vốn điều lệ.

Tham khảo:   Preventive maintenance là gì? Lợi ích và phân loại?

Ở bất kỳ thời điểm nào, vốn đã góp của một công ty không bao giờ được vượt quá vốn điều lệ. Mặt khác, công ty cũng không được phép phát hành cổ phiếu vượt quá vốn điều lệ đã đăng ký.

Một công ty có thể làm tăng vốn điều lệ của mình trong tương lai bằng cách thực hiện theo thủ tục pháp lý có trong Luật pháp. Trong khi đó, để làm tăng vốn đã góp, công ty đó chỉ cần đẩy mạnh phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện tại hoặc phát hành riêng lẻ cho bên thứ ba.

Vốn điều lệ không được sử dụng để tính toán giá trị ròng của một công ty, trong khi vốn đã góp có thể được xem xét để tính toán giá trị ròng.

Ví dụ minh họa về vốn điều lệ và vốn đã góp

Giả sử công ty B có vốn điều lệ là 60.000.000 USD. Công ty này phát hành 2.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 10 USD/ cổ phiếu. Như vậy số vốn đã góp của công ty B được tính là 2.000.000 x 10 = 20.00.000 USD.

Tuy nhiên, công ty B vẫn còn tiềm tàng khoảng 40.000.000 USD vốn đã góp. Trong tương lai, nếu muốn gia tăng vốn đã góp cho chủ sở hữu, công ty B có thể phát hành thêm 4.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 10 USD trên mỗi cổ phiếu. Số vốn còn lại trị giá 40.000.000 USD có thể được huy động bất cứ lúc nào công ty muốn.

Như vậy, trong trường hợp này, vốn đã góp có giá trị là 20.00.000 USD và vốn điều lệ là 60.000.000 USD.

Ý nghĩa của Paid-up Capital là gì?

Paid-up Capital là đại diện cho khoản tiền không cần phải đi vay mượn. Nghĩa là nếu một công ty đã bán toàn bộ số cổ phiếu sẵn có và không thể tiếp tục tăng vốn. Lúc này họ phải nghĩ đến phương án vay tiền ngân hàng và chấp nhận nợ.

Tuy nhiên, có một phương án giải quyết khác tối ưu hơn. Đó là chỉ cần công ty này đăng ký tăng vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phiếu, họ sẽ tiếp tục nhận được vốn đã góp mà không phải rơi vào tình cảnh nợ nần

Tham khảo:   Associate là gì? Ý nghĩa của Associate trong các ngành nghề

Ngoài ra, số liệu về vốn đã góp của một công ty còn mang ý nghĩa thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của công ty. Người ta có thể so sánh vốn đã góp với mức nợ (dựa trên hoạt động, mô hình kinh doanh và các tiêu chuẩn hiện hành của ngành) để đánh giá sức khỏe tài chính của công ty. Từ đó nhà đầu tư sẽ dựa vào đây để cân nhắc liệu có nên trở thành cổ đông của công ty hay không.

Tóm lại, thông qua Paid-up Capital người ta biết được tình hình tài chính của một công ty cũng như khả năng sử dụng vốn của ban lãnh đạo. Qua nội dung giải thích về Paid-up Capital là gì, các đặc điểm của loại vốn này và phân biệt nó với vốn điều lệ, hy vọng chúng tôi đã đem đến cho bạn đọc những thông tin tham khảo hữu ích.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo