32. Kiến thức kinh tế

Cost of goods sold là gì: định nghĩa và cách tính chính xác

Bạn cần biết cost of goods sold là gì cũng như cách tính chính xác nếu đang làm công việc kinh doanh. Hãy tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Cost of goods sold là gì?

Cost of goods sold hay còn gọi là giá vốn hàng bán (COGS) là bất kỳ chi phí trực tiếp nào liên quan đến việc sản xuất hàng hóa được bán hoặc giá vốn hàng tồn kho mà bạn có được để bán cho người tiêu dùng. Nó không bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như tiền thuê nhà.

Giá vốn hàng bán được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu giá vốn hàng bán vượt quá doanh thu mà công ty tạo ra trong kỳ báo cáo, có nghĩa là chưa có lợi nhuận.

Việc tính COGS vô cùng quan trọng với các nhà quản lý vì nó giúp tính toán tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp và phân tích tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải chi phí hoạt động. Cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ đều liệt kê COGS trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như một khoản chi phí ngay sau tổng doanh thu trong kỳ. Giá vốn hàng bán sau đó được trừ vào tổng doanh thu để tính đến tỷ suất lợi nhuận gộp.

Công thức tính cost of goods sold là gì?

Công thức Cost of goods sold được tính bằng cách cộng hàng mua trong kỳ với hàng tồn kho đầu kỳ và trừ đi hàng tồn kho cuối kỳ.

Cost of goods sold = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua – Hàng tồn kho cuối kỳ

(Kỳ kế toán có thể là tháng, quý hoặc năm dương lịch)

Ví dụ về cách tính cost of goods sold

Giả sử doanh nghiệp của bạn đang sử dụng năm dương lịch để ghi lại hàng tồn kho. Hàng tồn kho đầu kỳ được ghi nhận vào ngày 1 tháng 1 và hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận vào ngày 31 tháng 12.

Doanh nghiệp của bạn có mức tồn kho đầu kỳ là 900 triệu đồng, thực hiện các giao dịch mua có giá trị là 500 triệu đồng và còn lại với hàng tồn kho cuối kỳ là 200 triệu đồng, thì Cost of goods sold được tính theo công thức:

COGS = 900 triệu + 500 triệu – 200 triệu = 1 tỷ 200 triệu đồng

Giá vốn hàng bán của bạn trong năm là 1 tỷ 200 triệu đồng. Biết con số này giúp bạn đưa ra quyết định, chẳng hạn như tìm nhà cung cấp mới với giá nguyên liệu trực tiếp tốt hơn.

Tham khảo:   D/P at sight là gì và có gì khác với D/A?

Bây giờ bạn đã biết COGS của mình, bạn có thể tìm lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong kỳ.

Giả sử bạn có doanh thu 5 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn hàng bán của bạn là 1 tỷ 200 triệu. Trong thời gian này, tổng thu nhập của bạn là là 3 tỷ 800 triệu.

Lí do bạn cần biết cost of goods sold là gì?

Giá vốn hàng bán và giá bán

Định giá sản phẩm là một trong những trách nhiệm khó khăn nhất mà bạn có. Bạn cần định giá các mặt hàng vừa phải để bán chúng và thu lợi nhuận.

Nếu bạn biết giá vốn hàng bán của mình, bạn có thể đặt ra mức giá bán để mang về lợi nhuận. Và bạn có thể xác định khi nào cần tăng giá sản phẩm.

Giả sử COGS của bạn cho sản phẩm A bằng 100 ngàn đồng. Bạn cần định giá sản phẩm cao hơn 100 ngàn đồng để thu được lợi nhuận.

“Biết cost of goods sold là gì giúp bạn đưa ra quyết định, chẳng hạn như tìm nhà cung cấp có giá nguyên liệu trực tiếp tốt hơn và tính toán lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong kỳ.”

Giá vốn hàng bán và lợi nhuận kinh doanh

Sau khi biết Cost of goods sold, bạn có thể tính tổng thu nhập hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp – số tiền doanh nghiệp kiếm được từ việc bán dịch vụ của bạn trước khi trừ thuế và các chi phí khác. Và khi bạn biết lợi nhuận gộp của doanh nghiệp mình, bạn có thể tính thu nhập ròng hoặc lợi nhuận – là số tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi tất cả các chi phí.

Công thức lợi nhuận gộp:

Tổng thu nhập = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán

Công thức để tìm lợi nhuận ròng:

Thu nhập ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí

Như bạn có thể thấy, biết Cost of goods sold là gì là một phần không thể thiếu trong việc tính toán lợi nhuận kinh doanh tổng thể của bạn. Và, bạn cần biết lợi nhuận kinh doanh của mình để tìm kiếm nguồn tài chính và đưa ra các quyết định tài chính.

Thay đổi giá vốn hàng bán

Cost of goods sold của bạn có thể thay đổi trong suốt kỳ kế toán. Cost of goods sold của bạn phụ thuộc vào việc thay đổi chi phí và phương pháp tính giá hàng tồn kho mà bạn sử dụng.

Tham khảo:   Licensing là gì? Có gì khác so với nhượng quyền thương mại

Các phương pháp tính cost of goods sold là gì?

Giá trị của giá vốn hàng bán phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho được một công ty áp dụng. Có ba phương pháp mà một công ty có thể sử dụng khi ghi lại mức độ hàng tồn kho đã bán trong một kỳ: Nhập trước, Xuất trước (FIFO), Nhập sau, Xuất trước (LIFO) và Phương pháp chi phí trung bình.

FIFO (first in, first out – nhập trước xuất trước)

FIFO là một phương pháp tính giá hàng tồn kho mà các công ty sử dụng để theo dõi giá vốn hàng tồn kho được bán bằng cách giả định rằng sản phẩm đầu tiên được mua là sản phẩm đầu tiên được bán ra.

Vì hàng tồn kho là một phần quan trọng của các doanh nghiệp như nhà bán lẻ và nhà sản xuất, nên cần phải chính xác lượng hàng tồn kho được mua cũng như hàng tồn kho được bán. Về lý thuyết, điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó có thể phức tạp hơn rất nhiều khi các công ty lớn xử lý hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn hàng tồn kho. Nếu không có hệ thống theo dõi hàng tồn kho tiên tiến, công ty không có cách nào để biết khi nào các mặt hàng đã bán được thực sự mua. Đó là lý do tại sao các công ty sử dụng FIFO. Nó giúp đơn giản hóa mọi thứ.

LIFO (Last in, first out – Nhập sau, xuất trước)

LIFO là một phương pháp định giá hàng tồn kho dựa trên giả định rằng sản phẩm nhập vào sau cùng là sản phẩm được bán ra đầu tiên. Nói cách khác, theo phương pháp nhập sau xuất trước, hàng hóa được mua hoặc sản xuất mới nhất được tiêu thụ trước. Do đó, chi phí hàng tồn kho cũ vẫn nằm trên bảng cân đối kế toán trong khi chi phí hàng tồn kho mới nhất được tính trước.

Phương pháp chi phí trung bình (bình quân gia quyền)

Như thuật ngữ này ngụ ý, cách tính này dựa trên tổng chi phí của các mặt hàng được mua để tồn kho. Về cơ bản, nó là trung bình của các mức giá mua hàng khác nhau. Giá thành trung bình của hàng bán được tính toán bằng cách tính toán tổng chi phí và sau đó chia nó cho số lượng mặt hàng đã bán

Tham khảo:   Too big to fail là gì và cách để ngăn chặn

Một số điều cần lưu ý

Vì giá có xu hướng tăng lên theo thời gian, một công ty sử dụng phương pháp FIFO sẽ bán các sản phẩm rẻ nhất của mình trước tiên, điều này dẫn đến COGS thấp hơn COGS được ghi nhận theo LIFO. Do đó, thu nhập ròng sử dụng phương pháp FIFO tăng lên theo thời gian.

Theo phương pháp LIFO, bạn bán hàng hóa mới nhất mà bạn đã mua hoặc sản xuất. Cost of goods sold của bạn có thể cao hơn.

Với phương pháp chi phí trung bình, bạn lấy trung bình hàng tồn kho để xác định giá vốn hàng bán. Điều này giữ cho giá vốn hàng bán của bạn ở mức cao hơn so với phương pháp FIFO hoặc LIFO.

Trên đây là những chia sẻ về cost of goods sold là gì, cách tính cũng như những lưu ý liên quan. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin thật hữu ích.

Huỳnh Trâm

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo