32. Kiến thức kinh tế

SG&A là gì? Vai trò của SG&A trong quản lý doanh nghiệp

SG&A là gì?

SG&A là từ viết tắt của Selling, General & Administrative Expense, tạm dịch là chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản trị.

Chi phí SG&A trong báo cáo thu nhập là tổng của tất cả các chi phí bán hàng (trực tiếp và gián tiếp) và các chi phí vận hành, quản lý doanh nghiệp (General & Administrative Expense) của một công ty.

Tuy nhiên, SGA không bao gồm giá vốn (giá thành gốc) của sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa, hay nói cách khác, nó không bao gồm chi phí sản xuất, không liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa.

SG&A là tất cả các chi phí gián tiếp và trực tiếp liên quan đến việc bán sản phẩm bao gồm cả chi phí quản lý.

SG&A là những loại chi phí nằm trong phạm vi chi phí chung để một công ty có thể vận hành và hoạt động. Các loại chi phí được tính trong SG&A bao gồm:

– Tiền lương của nhân viên các bộ phận (ban điều hành công ty, nhân sự, kế toán, hành chính, marketing, công nghệ thông tin…)

–  Chi phí cho hoạt động Marketing và tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, tiền hoa hồng, chi phí cho nhân viên đi du lịch, nghỉ mát, giải trí.

–  Ngoài ra, các chi phí thuê mặt bằng, tiện ích, vật tư… nếu không phải là một phần của hoạt động sản xuất thì sẽ được tính trong chi phí SG&A.

SG&A bao gồm các loại chi phí mà trong giá vốn hàng bán (COGS) không có. Trên các báo cáo thu nhập, giá vốn hàng bán được khấu trừ từ doanh thu thuần để xác định tỉ suất lợi nhuận gộp (gross margin).

Dưới mức tỉ suất lợi nhuận gộp, SG&A và bất kì chi phí nào khác sẽ được liệt kê. Chi phí lãi vay hoặc chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) sẽ không được tính trong SG&A.

Chi phí bán hàng – Selling Expenses

Trong kinh doanh, chi phí bán hàng gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp. Khi sản phẩm được bán ra được gọi là chi phí kinh doanh trực tiếp, nó bao gồm cả chi phí giao hàng, hoa hồng bán hàng, vật tư vận chuyển hàng.

Tham khảo:   Unit Rate là gì? Khác biệt giữa unit rate và định mức

Chi phí bán hàng gián tiếp là chi phí xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và sau khi sản phẩm được bán ra (chi phí sau bán hàng).

Như vậy, chi phí trực tiếp liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể được bán. Chi phí gián tiếp có thể hiểu về cơ bản là các khoản chi được sử dụng để đem về doanh thu cho doanh nghiệp.

Chi phí gián tiếp bao gồm các khoản như tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí đi lại, tiền điện thoại, chi phí dùng để quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, tổ chức sự kiện…

Chi phí quản lý doanh nghiệp – General & Administrative Expense

Chi phí G&A được gọi là chi phí quản lí doanh nghiệp, tức là những chi phí mà một công ty phải sử dụng để duy trì hoạt động hằng ngày, để vận hành và tổn tại.

G&A là chi phí phát sinh trong hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp và nó có thể không liên quan trực tiếp với bất kì chức năng của bộ phận, phòng ban cụ thể nào trong công ty.

So với chi phí bán hàng thì chi phí G&A cố định hơn, chúng bao gồm tiền thuê văn phòng, phương tiện dịch vụ (thuê chỗ gửi xe, dịch vụ vệ sinh) bảo hiểm, các chi phí hành chính khác… Chi phí G&A còn bao gồm tiền lương của nhân viên một số bộ phận nhất định, trừ các chi phí liên quan đến bán hàng hoặc sản xuất hàng hóa.

Vai trò của chi phí SG&A là gì?

Vậy SG&A có vai trò như thế nào trong việc quản trị doanh nghiệp? Việc điều chỉnh chi phí SGA có ảnh hưởng như thế nào trong việc tăng lợi nhuận?

Hiểu về chi phí SG&A là gì đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, vì nó có thể làm cho công ty gia tăng điểm hòa vốn của mình, do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường kiểm soát chặt chẽ chi phí SG&A.

Tham khảo:   Valuation là gì? Các cách định giá doanh nghiệp phổ biến

Điểm hòa vốn tức là khi doanh thu tạo ra và chi phí phát sinh bằng nhau. Các doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận thì đây chính là chi phí dễ dàng điều chỉnh nhất. Do đó, các nhà quản lý thường tính toán để tinh giảm các vị trí nhân viên không tạo ra doanh số cho công ty và các vị trí này khi được tinh giảm cũng không làm gián đoạn quá trình sản xuất, bán hàng.

 Ngoài ra, việc cắt giảm bớt các chi phí như hoạt động giải trí, du lịch…cũng được các công ty nhắm đến nếu nó không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của công ty.

Các thương vụ sát nhập, mua lại khi được diễn ra thành công thì các nhà quản lý thường tìm cách giảm chi phí doanh nghiệp bằng cách cắt giảm các vị trí nhân viên/bộ phận dư thừa. Chi phí SG&A là khu vực mà nhà quản lý nhắm đến đầu tiên và dễ dàng khi họ muốn gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhất.

Việc kiểm soát chặt chẽ chi phí SG&A giúp các doanh nghiệp định hướng về các hạng mục chi phí, từ đó đưa ra những quyết định nhằm giảm tối đa các chi phí không cần thiết, kém hiệu quả để gia tăng lợi nhuận hoặc chuyển đầu tư chi phí sang các hạng mục hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Tính toán tỷ lệ SG&A

Để xác định bạn đang quản lý ngân sách và tổng chi phí tốt như thế nào, bạn có thể xem xét tỷ lệ bán hàng SG&A. Bạn có thể tìm tỷ lệ này bằng cách chi tổng chi phí SG&A cho tổng doanh số bán hàng.

Ví dụ, công ty bạn dành 50 triệu cho SG&A và tổng doanh thu là 200 triệu. Tỷ lệ SG&A là 1:4. Theo tỷ lệ đó, ¼ là số tiền bạn kiếm được từ việc bán hàng sẽ dùng để trả chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý.

Tham khảo:   Bank draft là gì? Điểm khác biệt giữa bank draft và séc

Như vậy, bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu về SG&A là gì, vai trò của SG&A trong quản trị doanh nghiệp ra sao. Xét về góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí SG&A thể hiện một khoản ngân sách cố định rất lớn góp phần quyết định đến đến điểm hòa vốn của một công ty.

 Nguyễn Lý

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc