32. Kiến thức kinh tế

Value added là gì và vai trò đối với nền kinh tế?

Value added là gì?

Có bao giờ bạn tự hỏi “Tại sao chúng ta phải đóng thuế giá trị gia tăng – VAT?”. Chính xác thì giá trị gia tăng ở đây là lợi ích vô hình hay hữu hình gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về thuật ngữ quá đỗi quen thuộc mà không phải ai cũng hiểu: Giá trị gia tăng – value added.

Giá trị gia tăng value added là gì?

Khái niệm giá trị gia tăng, theo quan điểm của người mua, là làm thế nào để có được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn với ngân sách như cũ. Còn từ quan điểm của nhà cung cấp, giá trị gia tăng làm thế nào để vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp thêm các giá trị miễn phí khách hàng có thể cảm nhận được khi tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Giá trị gia tăng là lý do tại sao các công ty có thể bán hàng hóa hoặc dịch vụ của họ với giá cao hơn chi phí sản xuất.

“Giá trị bổ sung được thêm vào bên cạnh giá trị ban đầu của sản phẩm hay dịch vụ nào đó được gọi là giá trị gia tăng.”

Vai trò của giá trị gia tăng đối với nhà cung cấp

Vai trò của giá trị gia tăng value added là gì? Vai trò của giá trị gia tăng rất quan trọng vì nó thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng, tăng doanh thu và củng cố lợi thế cạnh tranh cho nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Hiện nay, gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ không còn là điều “nên làm” nữa mà đã trở thành nhiệm vụ tất yếu “phải làm”.

Đối với nhiều nhà cung cấp, có thể không tốn bất cứ chi phí nào để gia tăng giá trị nhưng lại được khách hàng coi là có giá trị cao. Nhưng điều này thường xảy ra đối với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng và tên tuổi ổn định.

Tham khảo:   Tài sản di chuyển là gì và khi nào được miễn thuế?

Trong khi đó, những nhà cung cấp mới gia nhập thị trường cần hết sức chú trọng vào việc tìm ra giải pháp giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình. Về lý thuyết, giá trị gia tăng cần phải là thứ mà các đối thủ khác không có, tạo được dấu ấn về công ty bạn trong lòng khách hàng. 

Vai trò của giá trị gia tăng đối với nền kinh tế

Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là giá trị gia tăng của một ngành, hay “GDP theo ngành”. Đây là cơ sở lý giải vì sao chúng ta phải trả thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT).

Bằng cách này, các nhà kinh tế học có thể xác định giá trị mà một ngành đóng góp vào GDP quốc gia là bao nhiêu. Giá trị gia tăng trong một ngành được tính bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí đầu vào của ngành đó (bao gồm chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm…).

Giá trị gia tăng trong Marketing

– “Vì sao bạn chọn mua sản phẩm A thay vì sản phẩm B? Hai thương hiệu này đều xịn mà.”

– “Vì tôi thấy giá tương đương nhưng thương hiệu A có chương trình bảo hành lâu hơn tận 1 năm.”

Giá trị sản phẩm thường được xác định bởi tính nhất quán của một doanh nghiệp. Nhiều công ty đã luôn cung cấp dịch vụ chất lượng cao với chi phí cao. Do đó, khi tăng thêm giá trị cho dịch vụ của mình, họ không cần tính phí dịch vụ bổ sung nữa vì chi phí có thể là một phần của ưu đãi ban đầu.

Khách hàng cũng thường không ngại trả thêm một chút để có sản phẩm và dịch vụ cao cấp hơn. Ví dụ, những người mua xe hơi hạng sang đang phân vân giữa hai thương hiệu cao cấp. Họ có xu hướng sẽ lựa chọn hãng xe với chương trình bảo dưỡng dài hạn hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo:   ROIC là gì? Tầm quan trọng và công thức tính

Một thương hiệu phổ biến cũng dễ dàng gia tăng giá trị hơn các thương hiệu chưa có chỗ đứng. Ví dụ, Amazon là ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ điện tử, nổi tiếng với chính sách tự động hoàn lại tiền đền bù cho dịch vụ kém, giao hàng miễn phí và đảm bảo giá phải chăng cho các mặt hàng đặt trước.

Người tiêu dùng đã quen thuộc với dịch vụ của Amazon đến mức họ sẵn sàng trả tiền để sử dụng Amazon Prime vì đánh giá cao thời gian trả hàng miễn phí trong hai ngày đối với các đơn đặt hàng.

Cách để gia tăng giá trị cho khách hàng

–       Xác định nhu cầu của khách hàng: Thật đáng tiếc nếu sản phẩm của bạn tốt nhưng không phải thứ khách hàng cần. Hãy lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm cơ sở kinh doanh để mang lại những giá trị gia tăng phù hợp.

–       Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Không chỉ cung cấp sản phẩm ưng ý mà còn cần tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng (nhân viên thân thiện, chăm sóc khách hàng nhanh, giao hàng miễn phí…).

–       Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: Thu thập phản hồi của khách hàng thông qua khảo sát về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

–       Xây dựng chiến lược marketing: Đừng quên nhấn mạnh vào giá trị gia tăng khi marketing cho sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn. Đó chính là USP (Unique Selling Point) – lợi thế cạnh tranh để giúp bạn nổi bật giữa thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh.

Tham khảo:   Sales pitch là gì? Điều nên và không nên khi tạo sales pitch

Khách hàng tiềm năng luôn so sánh giá trị họ đặt trên tiền với giá trị họ đặt trên sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phải tìm ra giá trị gia tăng value added là gì và làm thế nào để tăng nó, tạo ra nhiều doanh thu hơn, và do đó, lợi nhuận tốt hơn.

Hà Phương

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo