32. Kiến thức kinh tế

Hyperinflation là gì? Nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát

Hyperinflation là gì? Hyperinflation là một khái niệm trong tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “siêu lạm phát”. Nó thường xảy ra trong những nền kinh tế đang gặp phải các vấn đề chính trị, kinh tế hoặc chiến tranh. Hậu quả của siêu lạm phát gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của một đất nước nói chung và người dân sống tại đất nước ấy nói riêng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hyperinflation cũng như một số thông tin liên quan đến chủ đề này.

Hyperinflation là gì?

“Hyperinflation được hiểu là tình trạng siêu lạm phát diễn ra trong một hay nhiều nền kinh tế khác nhau.”

Đây là thuật ngữ để mô tả sự tăng giá cả hàng hóa nhanh chóng, quá mức và ngoài tầm kiểm soát trong một nền kinh tế. Về định nghĩa cụ thể hơn về mặt con số thì nhiều người cho rằng nó còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của từng quốc gia. Ví dụ lạm phát trên 1000% thì có thể gọi là siêu lạm phát, từ 100 – 1000% gọi là lạm phát phi mã và dưới 100% gọi là lạm phát cao. Tuy nhiên, sự đánh giá này chỉ có thể nằm ở mức chính xác tương đối.

Trên thực tế, siêu lạm phát thường xảy ra ở các quốc gia đang phát triển và hiếm thấy ở các nền kinh tế phát triển. Song, không ít lần các cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Đức, Nga,… phải đối mặt với viễn cảnh này.

Bản chất của hyperinflation là gì?

Hiện tượng hyperinflation – siêu lạm phát được nhận ra khi giá cả trên thị trường đã tăng hơn 50%/tháng. Tình trạng này sẽ khiến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tiêu nhiều tiền hơn để chi trả cho sản phẩm do giá sản phẩm quá cao so với bình thường. Trong khi mức lạm phát bình thường được đo lường theo mức tăng giá hàng tháng, thì đối với siêu lạm phát có thể tăng tới 5 đến 10% một ngày và đạt đến con số chóng mặt, khó có thể kiểm soát.

Nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát – Hyperinflation là gì?

Dưới đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng siêu lạm phát ở các quốc gia mà mọi người có thể lưu ý:

Nguồn tiền cung tăng cao quá mức

Tham khảo:   Quan điểm dựa trên nguồn lực Resource based view là gì?

Hyperinflation – siêu lạm phát là một tình trạng đáng lo ngại, đã có tiền sử xảy ra trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính trầm trọng ở các quốc gia trên thế giới.

Biện pháp mà các chính phủ đưa ra lúc này để tránh xảy ra vấn đề này chính là gia tăng nguồn cung tiền để khuyến khích các ngân hàng cho vay, tạo ra đầu tư và các khoản chi tiêu.Tuy nhiên, nếu chỉ chủ động tăng cao nguồn cung mà nền kinh tế không có dấu hiệu hồi phục hoặc tăng trưởng trở lại thì kết quả dẫn đến chính là siêu lạm phát. Lúc này bên sản xuất cần tăng giá sản phẩm để thu về lợi nhuận cũng như duy trì hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải chi trả một cái giá cao hơn so với món đồ ấy. Cứ theo vòng xoay ấy sẽ như một vòng tròn luẩn quẩn và thực chất kết quả vẫn là tình trạng siêu lạm phát kéo dài.

Mất niềm tin vào đồng tiền

Bên cạnh lý do trên, siêu lạm phát còn có thể xảy ra khi niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia bị mất, tức là khả năng duy trì giá trị tiền tệ lưu thông trên thị trường của Ngân hàng Trung ương không còn, chẳng hạn vào những giai đoạn chiến tranh. Các công ty kinh doanh sản phẩm, hàng hóa trong và ngoài nước yêu cầu một phần bù rủi ro để chấp nhận sử dụng đồng tiền bằng cách tăng giá hàng hóa.

Lúc này, người tiêu dùng bắt đầu cảm thấy rằng các nhu yếu phẩm nói riêng và các sản phẩm khác nói chung có khả năng tăng giá. Chính vì thế họ bắt đầu tích trữ hàng hóa, khiến cho nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Để cứu vãn tình hình, chính phủ buộc phải in thêm tiền để cố gắng ổn định giá cả và tăng thanh khoản. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề nguồn tiền tăng lên như trên, làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn đến siêu lạm phát.

Tác hại của Hyperinflation là gì?

Bên cạnh ý nghĩa thực sự của siêu lạm phát, nhiều người cũng thắc mắc về những ảnh hưởng có thể xảy ra do hyperinflation là gì. Đơn giản như bạn cũng có thể nhận thấy việc siêu lạm phát có thể tác động cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống con người thông thường. Cụ thể, nếu tiền lương không đủ để người lao động trang trải cho những nhu cầu sinh hoạt cơ bản trong cuộc sống vì tình trạng siêu lạm phát thì mức sống của họ sẽ giảm. Các vấn đề thiếu hụt sẽ khiến nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Tham khảo:   Bank statement là gì? Mục đích và cách sử dụng

Trong một số trường hợp, mọi người cũng có thói quen tích trữ hàng hóa, bao gồm cả thực phẩm vì quan ngại giá tăng. Từ đó tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm, người dân rơi vào đói khổ. Cũng một phần do tăng giá quá mức nên tiền mặt hay tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng có khả năng bị mất giá, thậm chí không còn giá trị bởi sức mua giảm đi rất nhiều. Vấn đề tài chính của người tiêu dùng càng ngày càng xấu đi, không đủ tiền chi trả, đồng tiền mất giá,… hoàn toàn có thể dẫn đến phá sản.

Tiền thu thuế cũng giảm do người tiêu dùng và doanh nghiệp đang vô cùng túng quẫn. Đến cuộc sống hàng ngày của họ mà họ còn chưa thể đảm bảo thì dĩ nhiên việc đóng thuế coi như bất khả thi. Điều này dẫn đến việc chính phủ không thể cung ứng các dịch vụ cơ bản để thực hiện các hoạt động như bình thường.

Một số vụ siêu lạm phát nghiêm trọng ở các quốc gia trong lịch sử

Siêu lạm phát ở Pháp (1795-1796)

Siêu lạm phát xảy ra sau thời kỳ Pháp phải gánh những khoản nợ dai dẳng khi tham gia chiến tranh trong đó có chiến tranh ở chiến trường Mỹ và Anh. Chính sách quốc hữu hóa đất đai được coi là một trong những chính sách kinh tế phổ biến tại nước Pháp lúc bấy giờ. Chính phủ Pháp phát hành tín phiếu và cam đoan người nắm giữ chúng sẽ lấy lại được đất đai trong tương lai. Tuy nhiên để giảm thâm hụt thì nhà nước Pháp đã phát hành quá nhiều và cuối cùng dẫn đến siêu lạm phát.

Siêu lạm phát ở Đức (1921 – 1923)

Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào thời điểm tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500%. Có nhiều người cho rằng tình trạng siêu lạm phát ở Đức xảy ra là do vấn đề nước Đức đã chi trả quá nhiều cho chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự là do Chính phủ Đức đã vay mượn để chi trả cho chiến tranh thay vì trả bằng đơn vị đồng mác thì phải dùng vàng – ngoại tệ tương ứng. Khi Đức thất trận liên tục và không thể chi trả các khoản vay thì tình trạng kinh tế nước Đức rơi vào trạng thái lạm phát phi mã.

Tham khảo:   Khu chế xuất Export Proccessing Zone – EPZ là gì?

Trên đây là một số thông tin về hyperinflation là gì, hy vọng sẽ hữu ích với những ai đang tìm hiểu các vấn đề kinh tế. Thực sự, đây là một tình trạng không mong muốn đối với bất cứ quốc gia nào vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng. Song, đối với các quốc gia đang phát triển thì vấn đề này thực sự là rào cản, khiến tình hình trong nước thường xuyên bất ổn.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo