32. Kiến thức kinh tế

Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Hình thức và vai trò

Quan hệ kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia. Vậy quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về chủ đề này để mọi người có thể tham khảo và nắm rõ hơn.

Quan hệ kinh tế quốc tế là gì?

“Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế khác.”

Quan hệ kinh tế quốc tế tập trung vào kết quả của sự tương tác kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, tài sản, ý tưởng và tác động lan tỏa kinh tế vĩ mô, cũng như tác động của các quy tắc, quy định và chính sách như thuế quan, hạn ngạch thương mại, kiểm soát dòng vốn quốc tế và tỷ giá hối đoái.

Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế

Dưới đây là một số hình thức quan hệ kinh tế quốc tế mà chúng tôi sẽ đề cập để mọi người hình dung bao quát hơn về khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế là gì. Cụ thể như sau:

Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ: trao đổi quốc tế về hàng hóa và dịch vụ được gọi là thương mại quốc tế và đây là hình thức kinh doanh quốc tế xuất hiện sớm nhất. Hiện nay, tốc độ phát triển của thương mại quốc tế theo như tính toán còn cao hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất nói chung.

Trao đổi quốc tế về các yếu tố sản xuất: trao đổi về các yếu tố sản xuất là một mảng tương đối rộng, có thể là trao đổi về vốn (trong đó dòng vốn chảy từ nơi có tỷ suất sinh lời thấp đến nơi có tỷ suất sinh lời cao); trao đổi về lao động tay nghề (tức là trao đổi, cung cấp giữa nước có khả năng đào tạo lao động với bên có nhu cầu sử dụng lao động); trao đổi về khoa học công nghệ (chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ, chuyên gia,…)

Sự tăng trưởng quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều rộng

Sự tăng trưởng quan hệ kinh tế theo chiều rộng dựa trên sự phát triển các nguồn lực hữu hạn có sẵn và sử dụng nhiều thành phần khác nhau mới làm ra được một đơn vị sản phẩm. Sản phẩm thường sẽ có dạng thô, tập trung chủ yếu vào số lượng và các yếu tố phát triển tiềm năng.

Tham khảo:   Thuế môn bài là gì? Quy định về thuế môn bài bạn cần biết

Biểu hiện của nó chính là càng ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào mối quan hệ kinh tế quốc tế, điều này có khả năng củng cố các mối quan hệ và khiến chúng trở nên đa dạng.

Chẳng hạn như các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển về mặt không gian địa lý do có sự hình thành của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Đồng thời, tại các quốc gia cũng có nhiều chủ thể kinh tế cùng tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ đó dẫn đến phân công lao động quốc tế ngày càng sâu hơn, khiến chúng đa dạng về mặt hình thức lẫn nội dung.

Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu

Việc phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu chính là sự phát triển về mặt tri thức và công nghệ. Hoạt động này có khả năng nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao.

Một biểu hiện không thể bỏ qua chính là sự thấu hiểu các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong từng chủ thể kinh tế với trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao. Tuy rằng mối quan hệ kinh tế quốc tế ban đầu ra đời dựa vào các điều kiện tự nhiên khác nhau nhưng với sự phát triển của cộng đồng lao động quốc tế ở trình độ cao cùng với các cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì các mối quan hệ này sẽ diễn ra ở trình độ cao hơn. Từ đó, các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ ngày càng chặt chẽ.

Quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi một trung gian đóng vai trò quan trọng và có khả năng chi phối các mối quan hệ này. Đơn vị trung gian sẽ điều hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh tế quốc tế cụ thể trong từng lĩnh vực. Ngoài ra, các đơn vị này còn chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, giữa các tổ chức kinh tế phát triển về cả chiều ngang lẫn chiều sâu.

Tham khảo:   7 cách mở đầu thư ứng tuyển nhàm chán nên tránh sử dụng

Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế là gì?

Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế chính là liên kết các mối quan hệ kinh tế, phân công lao động trong xã hội để giúp các chủ thể kinh tế hội nhập vào thị trường toàn cầu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia vì nó có khả năng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chủ động, tích cực tham gia vào việc gia tăng hoạt động kinh doanh. Đồng thời còn giúp tăng sự trao đổi, mậu dịch quốc tế để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở – tức là trở thành cầu nối giữa kinh tế trong và ngoài nước.

Các lợi thế của mỗi quốc gia nhờ vào việc tham gia mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được tận dụng khai thác triệt để, đạt đến sự tối ưu trong mỗi ngành sản xuất khác nhau. Từ đó, mỗi quốc gia sẽ có cơ hội xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là yếu tố giúp cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung.

Bên cạnh đó, mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế khoa học cũng như chuyển giao công nghệ sẽ giúp các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nắm được cơ hội tái cơ cấu theo đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho việc phân phối nguồn lực trong nước cũng như sử dụng nguồn đầu tư hiệu quả nhất. Tình trạng nhân lực yếu kém sẽ được khắc phục, thay thế bằng đội ngũ có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, sẵn sàng đưa công nghệ và kinh tế nước nhà vươn ra thế giới.

Một vai trò quan trọng không thể bỏ qua của việc cải thiện các mối quan hệ kinh tế quốc tế chính là sự phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đẩy mạnh. Điều này sẽ giúp đảm bảo đầu vào cũng như đầu ra cho các doanh nghiệp trong nước một cách ổn định nhất. Chưa kể đến còn có thể tạo nên khả năng phát triển phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước, xây dựng điều kiện cho việc hình thành những tập đoàn kinh tế lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng như khu vực.

Tham khảo:   Value là gì? Tìm hiểu ý nghĩa value trong kinh tế

Trong bài viết trên đây về quan hệ kinh tế quốc tế là gì, chúng tôi đã đề cập cụ thể khái niệm, hình thức, bản chất phát triển cũng như vai trò của nó. Hy vọng rằng mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và tầm quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế đối với từng quốc gia.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo