20. Kinh tế học

Nhu cầu bị dồn nén (Pent Up Demand) là gì? Lợi ích

Hình minh hoạ (Nguồn: kansascityfed)

Nhu cầu bị dồn nén 

Khái niệm

Nhu cầu bị dồn nén trong tiếng Anh được gọi là Pent Up Demand.

Nhu cầu bị dồn nén đề cập tới tình trạng trong đó nhu cầu về một dịch vụ hay sản phẩm lớn bất thường. 

Các nhà kinh tế (Economists) thường sử dụng thuật ngữ này để mô tả sự trở lại của công chúng đối với chủ nghĩa trọng tiêu dùng (Consumerism) sau một thời gian giảm chi tiêu.

Lợi ích

Nhu cầu bị dồn nén được nhìn thấy ngay sau khi suy thoái. Khi tình hình kinh tế (Economic climate) không chắc chắn, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua hàng, lựa chọn thay thế khi có thể, để xây dựng khoản tiết kiệm của họ. 

Nhìn tổng thể, nhu cầu là không bao giờ dừng lại. Người tiêu dùng chỉ đôi khi thích trì hoãn việc mua hàng trong thời kì suy thoái cho đến khi họ lấy lại được tài chính và cảm thấy tự tin hơn về thời gian tốt đẹp sắp tới. 

Những sự chậm trễ đặc trưng về việc mua hàng hoá này thường dẫn đến sự tồn đọng nhu cầu và chỉ trực tung ra khi có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu bị dồn nén giúp đẩy nhanh thời kì phục hồi kinh tế ngay sau khi suy thoái kinh tế, nhờ sự gia tăng đột ngột về niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng.

Tham khảo:   Du lịch sinh thái (Ecotourism) là gì? Vai trò của du lịch sinh thái

Trong một chu kì kinh tế (Economic cycle) thông thường, nhu cầu bị dồn nén tăng lên trong thời kì suy thoái, bên cạnh đó tỉ lệ người tiêu dùng tiết kiệm tiền cũng tăng cao. 

Khi quá trình phục hồi kinh tế bắt đầu, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng giảm xuống dưới mức bình thường khi nhu cầu bị dồn nén được giải phóng và người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.

Nhu cầu bị dồn nén biểu hiện khá rõ ràng đối với hàng tiêu dùng lâu bền (Durable good). Khi thời buổi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng không mua phương tiện, thiết bị và các hàng tiêu dùng lâu bền khác, thay vào đó là sữa chữa, bảo trì những thứ mà họ có.

Tóm lại:

– Nhu cầu bị dồn nén miêu tả sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về một dịch vụ hay hàng hoá, thường là sau một khoảng thời gian giảm chi tiêu.

– Người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua hàng trong thời kì suy thoái, tạo nên những nhu cầu bị tồn đọng và sẽ giải phóng chúng khi có những dấu hiệu phục hồi kinh tế xuất hiện.

Tham khảo:   Rủi ro đuôi (Tail risk) trong tài chính là gì?

– Nhu cầu bị dồn nén giúp đẩy nhanh thời kì phục hồi kinh tế ngay sau khi suy thoái kinh tế là điều xảy ra rất thường xuyên.

(Tài liệu tham khảo: Pent Up Demand, Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo