20. Kinh tế học

Bộ Qui tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO (Global Code of Ethics for Tourism) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: ethicalmarketingnews)

Bộ Qui tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO

Khái niệm

Bộ Qui tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới) trong tiếng Anh gọi là: Global Code of Ethics for Tourism.

Bộ Qui tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO là những qui tắc đề cập đến quyền hạn và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan đến du lịch. 

Bộ qui tắc bao gồm các điều định hướng những yêu cầu về hành vi cho các điểm đến, các chính phủ, các cơ quan điều hành tour, các nhà phát triển, các đại lí lữ hành, người lao động và người đi du lịch.

Điều 3 của Qui tắc – Du lịch, yếu tố của sự phát triển bền vững và Điều 5 – Du lịch, hoạt động có lợi cho nước chủ nhà và cộng đồng sở tại nêu rõ những lợi ích về kinh tế, xã hội và văn hoá của du lịch là sự quan tâm đặc biệt vì sự phát triển bền vững của ngành. 

Điều 5 của Qui tắc đạo đức đặc biệt khuyến nghị rằng người dân địa phương cần phải được hưởng một cách bình đẳng những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá mà họ tạo ra, đặc biệt là tạo việc làm, rằng du lịch cần giúp nâng cao đời sống và rằng ở đâu kĩ năng nghề như nhau cần ưu tiên tuyển dụng người địa phương. 

Tham khảo:   Thuỷ lợi phí (Irrigation Fee) là gì? Phương pháp tính và ý nghĩa

Điều 9 của Qui tắc đề cập đến quyền của người lao động và doanh nhân trong ngành du lịch.

Các điều trong Qui tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO

(Tài liệu tham khảo: Code_Ethics_Tourism.pdf – itdr.org.vn)

Điều 1: Đóng góp của du lịch vào sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng giữa con người và xã hội

Điều 2: Du lịch như một phương tiện cho việc hoàn thiện cá nhân và tập thể

Điều 3: Du lịch, một nhân tố của phát triển bền vững

Điều 4: Du lịch, hoạt động khai thác những di sản văn hóa của nhân loại và đóng góp để hoàn thiện và phát triển chúng

Điều 5: Du lịch, họat động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại

Điều 6: Nghĩa vụ của những thành phần tham gia trong phát triển du lịch

Điều 7: Quyền lợi cho du lịch

Điều 8: Quyền tự do đi lại của du khách

Điều 9: Các quyền lợi của người làm và chủ doanh nghiệp trong ngành du lịch

Điều 10: Thực hiện các khái niệm của Nguyên tắc Đạo đức Toàn cầu cho du lịch

Tham khảo:   Khoảng trống sản xuất (Production Gap) là gì? Sự cần thiết có Khoảng trống sản xuất

(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo