20. Kinh tế học

Hiệu ứng Robin Hood (Robin Hood Effect) là gì? Nguyên nhân của hiệu ứng Robin Hood

Hình minh họa. Nguồn: pngkey.com

Hiệu ứng Robin Hood

Khái niệm

Hiệu ứng Robin Hood trong tiếng Anh là Robin Hood Effect.

Hiệu ứng Robin Hood là việc người nghèo thu được lợi ích về mặt kinh tế, nhưng điều này lại khiến người giàu có phải chịu tổn thất.

Tên của hiệu ứng Robin Hood bắt nguồn từ truyền thuyết về Robin Hood, người chuyên đánh cắp từ kẻ giàu để chia cho người nghèo. 

Hiệu ứng Robin Hood ngược xảy ra khi người giàu thu được lợi ích về mặt kinh tế, nhưng lợi ích của họ lại đến từ tổn thất của người nghèo. 

Hiệu ứng Robin Hood là một hiện tượng được sử dụng phổ biến nhất trong các cuộc thảo luận về bất bình đẳng thu nhập. Trong hiệu ứng Robin Hood, thu nhập được phân phối lại để giảm bất bình đẳng kinh tế. 

Ví dụ, một chính phủ đánh thuế cao vào người giàu nhưng thu thuế thấp hoặc không thu thuế từ người nghèo, và sử dụng số thuế thu được để cung cấp dịch vụ cho người nghèo sẽ tạo ra hiệu ứng Robin Hood.

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Robin Hood

Hiệu ứng Robin Hood có thể được gây ra bởi các hiện tượng dựa trên thị trường hoặc các chính sách kinh tế và tài chính của chính phủ, dù mục đích chính của chúng không nhằm giảm bất bình đẳng. 

Tham khảo:   Chi phí bình quân (Average Total Cost) là gì?

Bất kể nguyên nhân là gì, hầu như bất kì thay đổi nào trong hiện trạng của nền kinh tế đều có thể dẫn đến phân phối lại thu nhập; và khi sự phân phối lại đó có lợi cho những người có thu nhập thấp hơn, thì sẽ tạo ra là hiệu ứng Robin Hood. 

Chính sách thuế của chính phủ là cơ chế rõ ràng nhất cho hiệu ứng Robin Hood. Ví dụ như thuế lũy tiến, trong đó những người có thu nhập cao phải trả thuế suất cao hơn so với người có thu nhập thấp. 

Hoạt động kinh tế bình thường và những thay đổi trong tình hình thị trường cũng có thể tạo ra hiệu ứng Robin Hood. Ví dụ, việc xây dựng một khu nhà ở cho nhiều người với giá cả phải chăng cạnh một biệt thự lớn có thể mang lại lợi ích cho những người có thu nhập thấp, nhưng đồng thời lại tạo ra chi phí cho những cư dân có thu nhập cao hơn trong biệt thự, thông qua sự gia tăng tiếng ồn và tắc nghẽn. 

Một ví dụ khác có thể là sự hình thành các công đoàn lao động làm tăng khả năng thương lượng của người lao động, mang lại lợi ích cho họ, nhưng lợi ích tăng thêm của họ sẽ tương ứng với chi phí gia tăng của chủ lao động.

Tham khảo:   Tầng thông tin (Information Cascades) trong kinh tế học hành vi là gì? Thử nghiệm về tầng thông tin

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo