20. Kinh tế học

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: vinhphuc)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 

Khái niệm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là quá trình thay đổi (change/transformation) cơ cấu giữa các cây trồng, vật nuôi; từng bước đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và giải quyết các vấn đề xã hội (an ninh lương thực, nghèo đói, môi trường…).

Các thuật ngữ liên quan

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân (GNP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. 

Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp. 

Tham khảo:   Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là gì? Phân loại và vai trò

Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. 

Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. 

Một xu hướng khác diễn ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến.

– Sản xuất hàng hoá chính là cách tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường.

Quá trình phát triển

Sự phát triển của nông nghiệp từ tình trạng thái tự cấp sang sản xuất hàng hoá trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Sản xuất tự cấp, độc canh, tập trung vào một hay hai cây lương thực.

Tham khảo:   Kinh tế học hành vi (Behavioral Economics) là gì? Ví dụ thực tiễn

– Giai đoạn 2: Chuyển tiếp sang canh tác đa dạng và đa canh, ngoài cây lương thực trồng thêm rau, quả, cây hàng hoá, chăn nuôi.

– Giai đoạn 3: Chuyển sang chuyên môn hoá vào một nông sản chính, đầu tư tăng năng suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8: 1496-1506, Nguyễn Hữu Ngoan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo