20. Kinh tế học

Độ trễ thực thi (Implementation Lag) là gì? Nguyên nhân xảy ra độ trễ thực thi

Hình minh họa

Độ trễ thực thi

Khái niệm

Độ trễ thực thi trong tiếng Anh là Implementation Lag.

Độ trễ thực thi là thời gian kể từ khi một sự kiện kinh tế vĩ mô bất lợi xảy ra cho đến lúc chính phủ hoặc ngân hàng trung ương phản ứng lại bằng cách thi hành chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ để điều chỉnh nó.

Nguyên nhân xảy ra độ trễ thực thi

Độ trễ thực thi luôn tồn tại sau khi một sự kiện kinh tế vĩ mô bất ngờ xảy ra. Trước hết, do độ trễ dữ liệu nên các nhà hoạch định chính sách có thể thậm chí còn không nhận ra là có vấn đề xảy ra. Rất nhiều dữ liệu kinh tế chỉ được công bố sau một tháng hoặc một quí thời điểm mà chúng được thu thập. 

Sau đó, các chỉ số sau này có thể phải được điều chỉnh liên tục. Ví dụ, dữ liệu GDP được cho là không đáng tin cậy khi được công bố lần đầu tiên, đó là lí do tại sao Cục phân tích kinh tế cảnh báo rằng các ước tính của Cục có rất nhiều thông tin đáng tham khảo, nhưng chúng không thực sự là con số cuối cùng.

Để cảnh báo trước về các mối đe dọa kinh tế, các nhà hoạch định chính sách xem xét các chỉ số trước như khảo sát niềm tin kinh doanh, và các chỉ số thị trường trái phiếu và chứng khoán, ví dụ như đường cong lợi suất.

Tham khảo:   Ép giá (Price squeezing) là gì? Cách thức doanh nghiệp ép giá

Nhưng các nhà kinh tế và hoạch định chính sách vẫn phải chờ xem liệu những dự đoán này có thành sự thật hay không. Sau đó, vì độ trễ nhận thức, có thể phải mất đến nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi các chính trị gia nhận ra là nền kinh tế đã trải qua một cú sốc hoặc đã thay đổi cấu trúc. Không có chính trị gia nào sẽ thừa nhận là có khả năng suy thoái cho đến khi nó đang thực sự xảy ra.

Các ngân hàng trung ương, các nhà kinh tế và chính trị gia sau đó phải cân nhắc về các biện pháp phản ứng đúng trước khi họ thực hiện các thay đổi trong chính sách. Các chính sách đúng đắn không phải lúc nào cũng có thể nhận biết rõ ràng, ngay cả đối với các nhà kinh tế học. 

Các chính trị gia – về bản chất vốn dĩ nhắm tới mục tiêu chính trị hơn là kinh tế, thích đẩy trách nhiệm cho người khác. Chính sách kinh tế tốt – như ngăn chặn bong bóng tài sản khổng lồ sẽ tàn phá nền kinh tế khi chúng vỡ – lại thường gây ra hình ảnh chính trị tiêu cực. 

Tham khảo:   Qui luật cung cầu (Law of Supply and Demand) là gì? Xây dựng qui luật cung cầu

Đây là lí do tại sao mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị dẫn đến rất nhiều chính sách sai lầm, và tại sao chính sách tiền tệ thường gây bất ổn thay vì làm giảm thiểu tác động của chu kì kinh tế.

Ngay cả khi các nhà kinh tế và chính trị gia có cùng quan điểm thì vẫn sẽ luôn có độ trễ phản ứng trước khi bất kì chính sách tài khóa hoặc tiền tệ nào gây được tác động đến nền kinh tế. 

Biện pháp nới lỏng định lượng đã cho thấy phải mất nhiều năm trước khi chính sách tiền tệ có tác dụng thực sự đối với nền kinh tế – như trường hợp khi các ngân hàng trung ương  thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhưng không hiệu quả và như khi việc cắt giảm thuế có thể mất nhiều năm để kiểm chứng được tác động.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo