20. Kinh tế học

Đa dạng hóa sản phẩm (Product diversification) là gì? Phân loại đa dạng hóa sản phẩm

Hình minh họa (Nguồn: thesmallbusinesssite.co.za)

Đa dạng hóa sản phẩm (Product diversification)

Đa dạng hóa sản phẩm trong tiếng Anh là Product diversification.

Để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản phẩm hợp lí trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tình hình thay đổi của môi trường kinh doanh, sự biến động của tiến bộ công nghệ, nhất là sự cạnh tranh đặc biệt là sản phẩm đồng loại. Một trong những phương án mà doanh nghiệp thường lựa chọn để thỏa mãn các yêu cầu trên là đa dạng hóa sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra cơ cấu sản phẩm hợp lí và có hiệu quả cho doanh nghiệp.

Để thự hiện đa dạng hóa có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú ý tới các mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm với công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh, giữa đa dạng hóa với công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp và một số yếu tố liên quan khác.

Phân loại đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp

Phân loại đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp gồm các cách sau đây:

Phân loại theo góc độ thị trường và chính sách sản phẩm, bao gồm:

Tham khảo:   Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) là gì? Ví dụ về cạnh tranh hoàn hảo

– Đa dạng hóa trên cơ sở biến đổi chủng loại sản phẩm, tức là cải tiến sản phẩm hiện có để tạo thêm thang, bậc sản phẩm tung ra thị trường hiện có và thị trường mới.

– Đa dạng hóa trên cơ sở đổi mới chủng loại sản phẩm, tức là tạo ra sản phẩm mới để tung ra thị trường.

Phân loại trên cơ sở các điều kiện thực hiện đa dạng hóa, bao gồm:

– Đa dạng hóa sản phẩm trong phạm vi nguồn lực hiện có, có bổ sung thêm một phần vốn đầu tư. Đây là hình thức mà nhiều doanh nghiệp chọn, nhất là các doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực và đồng thời nó cũng hạn chế được rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

– Đa dạng hóa sản phẩm trong phạm vi vốn đầu tư mới: cách này sẽ tạo ra sự đột phá về công nghệ và sức mạnh cạnh tranh, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro lớn.

Phân loại theo phạm vi và tính chất của nhu cầu

Theo cách này, đa dạng hóa sản phẩm bao gồm các loại sau:

– Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu của nhu cầu, tức là cải tiến sản phẩm hiện có để tạo thêm nhiều dòng và mặt hàng mới.

Tham khảo:   Trò chơi con rết (Centipede Game) trong kinh tế học hành vi là gì? Ví dụ về trò chơi con rết

– Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng của nhu cầu: tức là quá trình mở rộng thêm chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.

– Đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới, khác biệt với sản phẩm hiện có.

Phân loại trên cơ sở sử dụng hợp lí nguyên vật liệu, bao gồm:

– Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu.

– Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sử dụng lại phế liệu, phế phẩm, thải phẩm…

Mỗi hình thức đa dạng hóa nêu trên đều có những ưu việt nhất định, từng doanh nghiệp theo điều kiện cụ thể của mình mà có thể lựa chọn một hay nhiều hình thức đa dạng hóa sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Đại học Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo