22. Quản trị kinh doanh

Nhà quản trị cấp cao (Top managers) là ai? Kĩ năng của nhà quản trị cấp cao

Hình minh họa.

Nhà quản trị cấp cao (Top managers)

Định nghĩa

Nhà quản trị cấp cao trong tiếng Anh là Top managers. Nhà quản trị cấp cao là những nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành, phối hợp các hoạt động chung của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của doanh nghiệp.

Hay có thể hiểu theo cách đơn giản:

Nhà quản trị cấp cao là các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.

Các thuật ngữ liên quan

Nhà quản trị (Administrator) là người tổ chức, phối hợp thực hiện các công việc trong doanh nghiệp có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Nhà quản trị cấp trung gian (Middle managers) là người đứng đầu một bộ phận, một đơn vị trong doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm duy nhất trước nhà quản trị cấp cao.

Nhà quản trị cấp cơ sở (First line managers) là nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong doanh nghiệp, thực thi và quản trị thực thi những công việc cụ thể.

Bản chất

– Công việc của nhà quản trị cấp cao là xây dựng chiến lược hành động và phát triển tổ chức, đề ra các mục tiêu dài hạn và các giải pháp lớn để thực hiện… 

Tham khảo:   Hoạch định tổng hợp (General Planning) là gì? Nguyên nhân của sai lệch

– Các chức danh của nhà quản trị cấp cao thường là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, hiệu trưởng…

– Trong hầu hết các tổ chức, nhà quản trị cấp cao là nhóm nhỏ so với các cấp quản trị khác.

Nội dung công việc của nhà quản trị cấp cao

– Xác định mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời kì, phương hướng, biên pháp lớn.

– Tạo dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp: phê duyệt về cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như: tuyển dụng, lựa chọn quản trị viên cấp dưới, giao trách nhiệm, ủy quyền, thăng cấp, quyết định mức lương…

– Phối hợp hoạt động của các bên có liên quan

– Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra, định giá, khắc phục hậu quả

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt, xấu đến doanh nghiệp

– Báo cáo trước hội đồng quản trị và đại hội công nhân viên chức

Kĩ năng của nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao cần có kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng nhân sự và kĩ năng tư duy. Cụ thể:

+ Kĩ năng kĩ thuật là những hiểu biết về thực hành theo qui trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kĩ năng hoạch định chiến lược/kế hoạch kinh doanh, kĩ năng tổ chức hoạt động marketing, kĩ năng tổ chức lao động khoa học,…

Tham khảo:   Triết lí kinh doanh (Business philosophy) là gì? Hình thức biểu hiện

+ Kĩ năng nhân sự (còn gọi là kĩ năng quan hệ với con người) chính là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tốt giữa người với người trong quá trình thực hiện công việc.

+ Kĩ năng tư duy là kĩ năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa.

Nhà quản trị cấp cao nhấn mạnh vào kĩ năng tư duy, bởi họ phải đưa ra những quyết định rất phức tạp, mang tính chiến lược, có ảnh hưởng lâu dài đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo