23. Chứng khoán

Quyền chọn hải âu (Seagull Option) là gì? Xây dựng một chiến lược Quyền chọn hải âu

Quyền chọn hải âu (Seagull Option) là gì? Xây dựng một chiến lược Quyền chọn hải âu - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Admiralmarkets.com

Quyền chọn hải âu

Khái niệm

Quyền chọn hải âu trong tiếng Anh là Seagull Option.

Quyền chọn hải âu là một chiến lược giao dịch quyền chọn ba nhánh gồm hai quyền chọn bán và một quyền chọn mua hoặc hai quyền chọn mua và một quyền chọn bán. 

Đặc điểm Quyền chọn hải âu

Chiến lược quyền chọn hải âu tăng giá là kết hợp giữa chiến lược đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua (Bull call spread) và đầu cơ giá lên bằng quyền chọn bán (Bull put spread). 

Chiến lược quyền chọn hải âu giảm giá là kết hợp giữa chiến lược đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua (Bear call spread) và đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn bán (Bear put spread).     

Quyền chọn chênh lệch giá là các vị thế có đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro đi kèm với lợi nhuận tiềm năng bị hạn chế. 

Đưa thêm một vị thế bán vào các quyền chọn khác giúp tài trợ cho vị thế bán và chi phí trở về không. Tuy nhiên, nó đi cùng với khả năng thua lỗ gia tăng nếu giá tài sản cơ sở di chuyển ngược hướng quá xa.     

Nói cách khác, quyền chọn hải âu là một phương thức bảo vệ một hướng ở đó các chuyển động lên hoặc xuống của giá cả có thể được kiểm soát nhưng không thể kiểm soát cả hai hướng. 

Chiến lược quyền chọn hải âu ngoài liên quan đến mức chênh lệch giá mua tăng và chênh lệch giá bán giảm, chúng cũng liên quan đến các chiến lược ngược lại sử dụng chênh lệch giá mua giảm và chênh lệch giá bán tăng.   

Tham khảo:   Chỉ số thị trường (Market Index) là gì?

Xây dựng một chiến lược Quyền chọn hải âu

Các hợp đồng quyền chọn trong chiến lược quyền chọn hải âu phải có số lượng bằng nhau và được định giá sao cho phần bù bằng không. 

Cấu trúc này sẽ phù hợp khi độ biến động cao nhưng nó dự kiến sẽ giảm và được giao dịch khi không có nhiều sự chắc chắn về hướng giá. 

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Trong ví dụ thứ hai ở trong hình, người phòng hộ (Hedger) sử dụng một quyền chọn hải âu có cấu trúc là một chênh lệch quyền chọn bán (hai quyền chọn bán) được tài trợ bởi một quyền chọn mua đang lỗ (OTM put). 

Cấu trúc này là dạng lí tưởng để tạo ra mức phần bù bằng không, còn được gọi là chiến lược quyền chọn mua hải âu. Người phòng hộ sẽ hưởng lợi từ việc giá tài sản cơ sở tăng và bị giới hạn bởi giá thực hiện bán quyền chọn mua.   

Ví dụ về Quyền chọn hải âu 

Dưới đây là ví dụ giao dịch tiền tệ theo quyền chọn hải âu có giá biến động lớn và nhà giao dịch kì vọng giá tài sản cơ sở sẽ tăng khi biến động giảm xuống. Trong ví dụ này, đồng euro đang giao dịch ở mức 1.2303.   

Tham khảo:   Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative strength index) là gì?

Đầu tiên, nhà giao dịch mua chênh lệch giá mua tăng giá bao gồm việc mua quyền chọn mua có giá thực hiện quyền là 1.2300 với giá là 0,0041 và bán quyền chọn mua 1,2350 với mức giá 0,0020. 

Cả hai loại quyền chọn mua đều có cùng một tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.   

Tiếp theo, bán quyền chọn bán 1,2250 với mức giá 0,0017 có cùng ngày đáo hạn. Chi phí ròng cho giao dịch này sẽ là 0,0041 – 0,0020 – 0,0017 = 0,0004.   

Cuối cùng, nhà giao dịch điều chỉnh các mức giá thực hiện quyền nếu cần thiết để đưa mức phần bù (chi phí) xuống gần bằng không.   

– Như với tất cả các chiến lược giao dịch khác, sử dụng chiến lược quyền chọn hải âu cũng yêu cầu phải kết hợp đúng các quyền chọn bán và quyền chọn mua. 

– Ngoài ra, điều quan trọng không kém là phải đảm bảo ngày đáo hạn của các quyền chọn đồng nhất với các kì vọng về thay đổi trong giá cả và mức biến động giá. 

Mặc dù chiến lược quyền chọn hải âu giúp giảm mức độ rủi ro giả định của nhà giao dịch, cấu trúc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn mọi biến động. 

Hơn nữa, có khả năng lợi nhuận thu được sẽ ít hơn dự đoán, đặc biệt là nếu sự dịch chuyển của giá không lớn như dự kiến.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo