25. Kế toán - Kiểm toán

Đánh giá sản phẩm dở dang là gì? Phương pháp đánh giá

Hình minh hoạ (Nguồn: cjbaxtergroup)

Đánh giá sản phẩm dở dang

Khái niệm

Đánh giá sản phẩm dở dang tạm dịch sang tiếng Anh là Assessing unfinished products.

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm đang chế tạo dở.

Phương pháp đánh giá

Tuỳ theo tính chất của sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

– Phương pháp đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá cácbán thành phẩm, phụ tùng hoặc chi tiết máy tự chế đã nhập kho. Để đơn giản các khoản thiệt hại trong sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính hết cho thành phẩm mà không phân bổ cho sản phẩm dở dang.

– Phương pháp ước tính sản lượng tương đương

Dựa theo số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để qui đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. 

Các chi phí nguyên, vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. 

Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức, tiền lương định mức. 

Tham khảo:   Kế toán chi phí (Cost Accounting) là gì? Đặc điểm

Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang.

– Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc chi phí trực tiếp

Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang các chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương. 

Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tuy giản đơn nhưng mức độ chính xác thấp. 

Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các kì tương đối đồng đều.

– Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. 

Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên, vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. 

Tham khảo:   Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tỉ trọng (Common Size Income Statement) là gì?

Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính xác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm.

– Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lí hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. 

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang. 

Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của các công đoạn đã hoàn thành.

(Tài liệu tham khảo: Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, TS. Vũ Đình Hiển, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo