28. Quản Trị Marketing

Sản phẩm (Product) là gì? Phân loại sản phẩm

Hình minh họa. Nguồn: Kullabs.

Khái niệm sản phẩm theo quan điểm marketing

Sản phẩm trong tiếng Anh gọi là Product.

Sản phẩm theo quan điểm marketing là tất cả những gì được chào bán (thu hút sự chú ý và mua sắm của khách hàng) trên thương trường với có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn khách hàng.

Cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh luôn bao gồm cả những yếu tố vật chất và các yếu tố phi vật chất. Nghiên cứu các yếu tố đó, người ta có thể thấy, nó được chia làm 3 cấp độ, mỗi cấp độ có vai trò và chức năng marketing khác nhau. 

Dưới đây là 3 cấp độ hay 3 bộ phận cấu thành một sản phẩm hoàn chỉnh:

Thứ nhất, các yếu tố bản chất cốt lõi của sản phẩm, đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người mua chắc chắn nhận được từ sản phẩm – sản phẩm ý tưởng. 

Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi ích cơ bản mà khách hàng đòi hỏi ở sản phẩm để tạo ra được những thứ truyển tải được các lợi ích đó. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải cố gắng phát hiện những lợi ích mới của sản phẩm mà khách hàng quan tâm.

Thứ hai, các yếu tố hữu hình của sản phẩm, còn được gọi là sản phẩm hiện thực, thứ mà khách hàng nhận được khi mua. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, ví dụ như đặc tính sử dụng, chỉ tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vật liệu chế tạo, thương hiệu… 

Tham khảo:   Marketing-mix là gì? Các thành phần Marketing-mix

Những yếu tố này có thể được khách hàng cảm nhận bằng các giác quan, có nghĩa là họ có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác. Thực tế cho thấy, khi mua sản phẩm, khách hàng thường dựa vào những yếu tố hiện thực này để lựa chọn.

Nhà quản trị marketing thường cố gắng hữu hình hóa những ý tưởng và lợi ích của sản phẩm thành những yếu tố hiện thực mà khách hàng nhận biết được. Như vậy, thương hiệu là một yếu tố của sản phẩm, khi sản phẩm được gắn thương hiệu.

Thứ ba, các khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn được gọi là sản phẩm hoàn chỉnh – đó là toàn bộ dịch vụ đi kèm với sản phẩm.

Ngày nay, tập hợp các dịch vụ kèm theo sản phẩm ngày càng phong phú như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, tín dụng, hướng dẫn sử dụng. 

Khi cấp độ thứ nhất và thứ hai không giúp cho doanh nghiệp phân biệt được sản phẩm của mình với đối thủ, họ thường tìm cách phân biệt qua những dịch vụ cung cấp bổ sung cho người mua.

Phân loại sản phẩm

Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

Tham khảo:   Hình ảnh thương hiệu Doppelganger (Doppelganger Brand Image) là gì?

– Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên vật liệu thô.

– Các sản phẩm công nghiệp bao gồm:

Vât liệu thô và bán thành phẩm

Các thiết bị chính như máy móc công cụ và các công cụ dùng để sản xuất khác.

Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra sản phẩm.

Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh.

Phân loại sản phẩm theo thói quen và hành vi mua

– Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên: Lương thực, thực phẩm,…

– Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên: Ti vi, máy lạnh,…

– Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó: Ô tô,…

– Các sản phẩm mua ngẫu hứng, không được khách hàng tìm mua, nhưng khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được giới thiệu, khách hàng sẽ nghĩ đến việc mua nó.

– Các sản phẩm thụ động: Đây là những sản phẩm khách hàng không biết hoặc không chủ động nghĩ đến nhưng lại có giá trị tiềm năng lớn đối với khách hàng: Các sản phẩm bảo hiểm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân).

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo