30. Kỹ năng sống

Trầm Cảm Theo Mùa Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Hay Buồn Vào Mùa Đông?

Trầm cảm theo mùa là gì? Tại sao vào mùa Đông chúng ta thường cảm thấy buồn? Để trả lời cho những câu hỏi trên và khám phá chi tiết hơn về căn bệnh trầm cảm theo mùa, mời bạn cùng Masterskills tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder) được hiểu là hiện tượng rối loạn cảm xúc theo các mùa. Do tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông và mùa Thu nên còn được gọi là trầm cảm mùa đông hay Wintertime depression.

Những người mắc bệnh này thường xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm theo chu kỳ, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa Thu và mùa Đông, sau đó dần phục hồi vào mùa Xuân và mùa Hạ. 

Trầm cảm theo mùa thường xảy ra vào mùa đông hơn.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảm giác lên xuống theo mùa

Đâu là nguyên nhân xuất hiện tình trạng trầm cảm theo mùa? Theo đó, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trầm cảm theo mùa. Việc thiếu hụt ánh sáng mặt trời có thể là lý do dẫn đến căn bệnh này. Các giả thuyết được đặt ra về tình trạng này: 

  • Đồng hồ sinh học bị thay đổi: Vào những thời điểm ít ánh nắng mặt trời, đồng đồ sinh học được thay đổi. Điều này dẫn đến sự thay đổi của tâm trạng, giấc ngủ và hormone của con người.
  • Mất cân bằng hóa học trong não: Hóa chất trong não được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh gửi thông tin liên lạc giữa các dây thần kinh. Các chất này bao gồm serotonin – hormone này góp phần tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con người. Lượng hormone này có thể được điều chỉnh bởi ánh sáng mặt trời, do đó, vào mùa Đông ít ánh nắng mặt trời, nồng độ hormone serotonin suy giảm dẫn đến trạng thái trầm cảm ở con người.
  • Thiếu hụt vitamin D: Loại vitamin này cũng có mối liên hệ với lượng serotonin trong cơ thể. Khi vitamin D cao thì nồng độ serotonin cũng sẽ cao. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất loại vitamin này. Do đó, vào mùa Đông, lượng vitamin D được sản xuất ra ít hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng serotonin suy giảm và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
  • Melatonin tăng lên: Theo đó, loại hormone này có ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của con người. Việc thiếu hụt ánh sáng mặt trời có thể kích thích sản xuất nhiều melatonin hơn ở một số người. Bởi vậy, vào mùa Đông, họ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trạng không ổn định.
Tham khảo:   5 cách giúp bạn chấm dứt tính nữ độc hại chốn công sở

3. Các dấu hiệu của trầm cảm theo mùa

Dưới đây là một vài biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng trầm cảm theo mùa:

  • Thường cảm thấy buồn bã, thất vọng, không có năng lượng
  • Lo lắng
  • Thèm carbohydrate; có xu hướng tăng cân
  • Khó để tập trung trong công việc, học tập
  • Luôn cảm thấy khó chịu, dễ nổi nóng
  • Không còn hứng thú với các hoạt động tập thể
  • Ngủ quên
  • Các biểu hiện trên chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm và có chu kỳ
winter blueswinter blues
Vậy làm sao để vượt qua winter blues?

4. Vượt qua trầm cảm theo mùa như thế nào?

Trầm cảm theo mùa có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho con người, do vậy việc kiểm soát và khắc phục tình trạng này rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn kiểm soát rối loạn cảm xúc theo mùa được chia sẻ bởi Sue Pavlovich thuộc Seasonal Affective Disorder Association (SADA):

  • Tích cực hoạt động: Nghiên cứu chỉ ra, việc dành thời gian khoảng 1 giờ ban ngày để đi bộ có thể giúp bạn đối phó hiệu quả với tình trạng winter blues.
  • Cố gắng ra ngoài nhiều nhất có thể: Điều này sẽ giúp bạn tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn ở trong nhà, hãy ngồi gần những nơi có nhiều ánh sáng.
  • Giữ ấm cơ thể: Các nhà nghiên cứu chỉ ra, giữ ấm có thể giúp giảm thiểu một nửa tình trạng trầm cảm mùa Đông.
  • Ăn uống lành mạnh: Người bị trầm cảm nên ăn gì? Lời khuyên dành cho bạn là hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ boost cảm xúc của bạn và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng, cũng như hạn chế việc tăng cân quá mức vào mùa Đông. Bên cạnh đó, bạn cũng cân bằng lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.
  • Nhìn vào ánh sáng: Một số người khám phá ra liệu pháp ánh sáng có tác động tích cực đến chứng trầm cảm theo mùa. Để thực hiện liệu pháp này, bạn hãy ngồi trước hộp đèn (một loại trị liệu) tối đa 2 giờ mỗi ngày.
  • Tìm cho mình một sở thích mới: Điều này sẽ giúp cho tâm trí của bạn hoạt động với một sở thích mới, và tránh các dấu hiệu từ chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
  • Kết nối với xã hội: Bao gồm việc gặp gỡ bạn bè, người thân, v.v. Các hoạt này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần, tránh các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
  • Tìm kiếm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia: Các liệu pháp như trị liệu tâm lý, trị liệu hành vi nhận thức – CBT, tư vấn, có thể giúp bạn đối phó hiệu quả với căn bệnh này. 
Tham khảo:   15 từ ngữ có ý nghĩa đẹp nhất về cuộc sống từ các quốc gia trên thế giới

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng trầm cảm theo mùa mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh trầm cảm theo mùa là gì, cũng như biết cách đối phó hiệu quả với tình trạng này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo