30. Kỹ năng sống

Tác Hại Khi Thụ Động Trong Công Việc: Cách Bước Ra Khỏi Cái Kén Của Sự Tự Ti

Thụ động trong công việc là một trong những yếu tố làm giảm khả năng được trọng dụng và thăng tiến. Nếu bạn đang đi làm, bạn sẽ vô tình làm bản thân yếu thế hơn so với đồng nghiệp. Nếu bạn đang đi học, sự thụ động sẽ làm bạn “ì” và khó có thể tối đa hoá những tiềm năng của bản thân.

Vậy thụ động là gì và tính thụ động được thể hiện như thế nào?

Thế nào là thụ động?

Thụ động là gì? Một người thụ động thường có xu hướng đợi người khác ra quyết định và không lên tiếng để đưa ra ý kiến cá nhân. Nếu là người thụ động trong công việc, họ thường ít khi phản đối ý kiến của người khác và không tự tìm kiếm cơ hội phát triển của bản thân, thay vào đó thường chỉ chờ đợi chỉ dẫn để nương theo rồi làm việc.

Người thụ động còn hay được gọi với những cái tên khác như “dễ tính”, “ba phải”, “thiếu chính kiến”, “dễ lung lay”, v.v.

thụ động là gìthụ động là gì
Thụ động là gì? Đó là người không tự hành động hay nêu ý kiến mà thường chỉ chờ sự chỉ dẫn của người khác.

Với một người có tính thụ động, để có thể phát triển trong lĩnh vực sự nghiệp cũng như các mặt khác trong đời sống, họ nên tìm cách thay đổi tư duy và áp dụng phương pháp phù hợp để trở nên tự tin và mạnh dạn hơn.

Tính thụ động được thể hiện như thế nào?

Sự thụ động trong công việc và cuộc sống được thể hiện qua khá nhiều biểu hiện, ví dụ như:

  • Ngại đụng chạm
  • Gây ấn tượng là người khép kín, ít nói
  • Thường đồng ý với các ý kiến của người khác mà không đưa ra ý kiến của riêng mình
  • Ít thắc mắc, v.v.

Tránh sự bất đồng

Người thụ động thường mắc kẹt trong tâm lý tiêu cực vì họ cảm thấy lo lắng rằng khi đưa ra quyết định, họ có thể sẽ làm sai và bị chỉ trích. Khác với người dĩ hoà vi quý, dấu hiệu thường thấy của người thụ động là hay đồng ý kể cả khi không nên.

Cũng vì muốn tránh xung đột ý kiến và tâm lý muốn chiều lòng người khác mà họ thường gật đầu đồng ý quá mức thường xuyên. Các câu nói thường gặp nhất chính là “Thế nào cũng được”, “Tuỳ”, “Tôi thấy làm thế cũng ổn”, v.v.

Diễn đạt không được mạch lạc

Những người thụ động thường cảm thấy rất khó để nói hoặc nêu ý kiến một cách rõ ràng và quyết đoán. Họ sợ ý kiến của mình sẽ không logic hoặc không hợp lý với quan điểm chung, nên sẽ nói bé và lập tức tự sửa lại ý kiến của mình khi cảm thấy mọi người có vẻ không đồng tình cho lắm.

Tham khảo:   Overthinking Là Gì? Cách Để Dập Tắt Overthinking Và Suy Nghĩ Tích Cực Hơn

Ví dụ, trong công việc, khi được hỏi về ý tưởng cho một dự án trong công việc, họ sẽ thêm các cụm như “Em không chắc cho lắm nhưng…”, “Em nghĩ… À không phải, ý em là…”, v.v.

tính thụ động được thể hiện như thế nào?tính thụ động được thể hiện như thế nào?
Tính thụ động được thể hiện như thế nào?

Hỏi ý kiến người khác trước khi hành động

Lý do cho biểu của hiện sự thụ động này là gì? Một khi người thụ động đã không có niềm tin vào tư duy của mình, họ cũng sẽ không chắc chắn với những hành động họ định thực hiện. Tâm lý sợ sai và sợ mắc sai lầm sẽ khiến họ đi hỏi ý kiến của nhiều người trước khi thật sự bắt tay vào làm việc gì đó.

Một mặt thì, việc hỏi ý kiến người khác sẽ phần nào giúp bạn chắc chắn hơn với kết quả bạn muốn có. Tuy nhiên, hành động này sẽ không còn hữu ích nếu bạn để ý kiến của mọi người ảnh hưởng, thậm chí bẻ lái hoàn toàn mục đích của mình.

Che giấu cảm xúc của bản thân

Để tránh xung đột, họ thường che giấu cảm xúc và tránh nói ra những suy nghĩ thật sự mà họ có. Ví dụ cho sự thụ động trong công việc là khi họ thấy phong cách làm việc của một số đồng nghiệp hoặc cấp trên không phù hợp với văn hoá ứng xử và văn hoá công ty, thậm chí khá đụng chạm đến các cá nhân khác. Thế nhưng họ chọn không nói ra và cứ để tình trạng đó tiếp diễn.

Để tình trạng này tiếp diễn trong nhiều trường hợp, họ sẽ mặc nhiên trở thành người vô cảm, bàng quang trước những vấn nạn cần được lên án.

Cách để bớt thụ động trong công việc và cuộc sống

Những người thụ động trong công việc hay cuộc sống có xu hướng nhường nhịn để tránh dẫn đến xung đột và làm vừa lòng đôi bên. Tuy nhiên, cứ mãi nhường và nhẫn nhịn sẽ chỉ làm bạn trở nên dựa dẫm và yếu thế hơn hẳn so với những người mà biết nắm lấy cơ hội của mình.

Do đó để bớt thụ động, bạn có thể tham khảo các cách sau:

Chủ động tìm kiếm cơ hội

Vùng an toàn là một thứ rất khó để vượt qua nhưng nó cũng giúp bạn nhận ra những giới hạn của mình. Bạn không cần phải phá bỏ hết những giới hạn của bản thân, nhưng việc bị mắc kẹt trong comfort zone có thể biến bạn thành người thụ động và cản trở các cơ hội phát triển.

Tham khảo:   5 cách chữa lành bạn nên thử khi dùng Bullet Journal

Nếu bạn thấy những thay đổi lớn vẫn có phần quá sức chịu đựng, hãy nghĩ đến một việc nhỏ bạn có thể làm để thúc đẩy bản thân hành động. Thực hiện được hành động đầu tiên đó sẽ là phần thử thách nhất trong tiến trình phía trước nhưng cũng sẽ rất đáng giá cho kinh nghiệm của bạn sau này.

thụ động nghĩa là gìthụ động nghĩa là gì
Học những điều mới, thử những thứ mới.

Bạn nên chủ động tìm kiếm các cơ hội để phát triển bản thân trong công việc và học tập. Thay vì chờ được chỉ định, hãy tìm hiểu về những dự án mới và xung phong phụ giúp một phần (dù nhỏ) trong dự án đó. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động đào tạo hoặc hội thảo (workshop) để nâng cao kỹ năng của bản thân.

Tự quản lý thời gian

Để tránh tình trạng thụ động, bạn cần tận dụng và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả. Hãy đặt ra các thời hạn cụ thể cho công việc và tập trung hoàn thành đúng thời hạn. Sau đó, bạn có thể thử những việc mới như đã nói ở trên.

Tìm cách giải quyết vấn đề

Đừng chờ đợi ai đó giải quyết vấn đề cho bạn. Hãy tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra các giải pháp khả thi và thực hiện chúng.

Tập trung vào kết quả

Hãy tập trung vào kết quả của công việc mà bạn làm thay vì đơn thuần hoàn thành xong nhiệm vụ. Bạn nên đặt ra các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công việc để có thể cải thiện nếu như có bất kỳ lỗi nào.

Đừng chỉ chăm chăm làm mà không quan tâm tới kết quả và hiệu ứng về lâu dài.

Đưa ra và đóng góp ý kiến

Đừng sợ những lúc phải nói lên ý kiến và đóng góp ý tưởng của bạn vào công việc. Dù ý kiến của bạn có thể không đi theo tư duy truyền thống đi nữa, thì nếu may mắn, một môi trường lành mạnh cũng sẽ cho bạn cơ hội được thử nghiệm và khám phá tiềm năng mới của bản thân.

Điều này cũng sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn trong công việc và khẳng định vai trò của mình trong tổ chức.

Trực tiếp đối đầu với ý kiến trái chiều

Có những người sẽ đưa ra những đóng góp xây dựng để giúp bạn tiến bộ hơn trong dự án hoặc công việc chung. Nhưng cũng có những người sẽ lợi dụng sự nhường nhịn của bạn để nói ra những ý kiến miệt thị, mạt sát, không có yếu tố giúp đỡ hay hữu ích cho cá nhân bạn hay cả nhóm.

Với những trường hợp này, nếu là người thụ động, bạn nên biết đứng lên đưa ra phản bác của mình thay vì ngồi im hứng chịu. Biết diễn đạt và bảo vệ bản thân trước sự bắt nạt hoặc đối xử không công bằng cũng là một kỹ năng rất giá trị và cần thiết.

Tham khảo:   Trạng thái Limerence: Khi tình yêu trở thành nỗi ám ảnh

Kết 

Tóm lại, để bớt thụ động trong công việc, bạn nên dần dần bước ra khỏi những giới hạn để trở thành nhân vật chính trong cuộc sống và sự nghiệp của bản thân. 

Hãy nhớ rằng là một người dĩ hoà vi quý rất khác với một người thụ động. Bạn hãy tìm kiếm cơ hội, đưa ra ý kiến và đóng góp ý tưởng vào công việc để trở nên năng động hơn.

Mong rằng bài viết đã đưa đến cho bạn những thông tin thật hữu ích. Đừng ngại để lại bình luận đóng góp cho Masterskills nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo