28. Quản Trị Marketing

Product Marketing Là Gì? Vai Trò Của Product Marketing

Product marketing là một phạm vi công việc khá rộng lớn nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, truyền thông. Vậy product marketing là gì và các công việc cụ thể mà một product marketer đảm nhiệm là gì? Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Product Marketing là gì?

Product marketing, hay tiếp thị sản phẩm, là một trong những hoạt động giúp thúc đẩy quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường và duy trì độ phổ biến của toàn bộ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Trong đó, các product marketers là người tiếp cận các vấn đề của khách hàng, người xây dựng và truyền tải thông điệp đến các đối tượng mục tiêu, qua đó hỗ trợ bán hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Vai trò quan trọng của Product Marketing 

vai trò của product marketingvai trò của product marketing
Vai trò của Product Marketing

Product marketing là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho các chiến dịch. Đây chính là chiếc chìa khóa thúc đẩy khách hàng thực sự muốn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, product marketing cũng giúp tối ưu giá trị, tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ dưới góc nhìn của khách hàng.

Product Marketing còn giúp tận dụng tối đa những hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ vào quá trình phát triển kinh doanh, mang lại doanh thu và sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Product Marketing cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm, dịch vụ thông qua các hoạt động sau:

  • Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tìm hiểu và thấu hiểu các nhu cầu, vấn đề của khách hàng.
  • Định vị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
  • Phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những sản phẩm, dịch vụ khác.
  • Sử dụng phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Trách nhiệm chính của Product Marketing là gì?

Định vị sản phẩm và tạo ra thông điệp cho sản phẩm

Mục đích của product marketing là truyền tải các thông điệp và định vị về sản phẩm, dịch vụ để có thể định hình sự hiện diện của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Để có thể hoàn thành 2 nhiệm vụ này, các nhà tiếp thị cần cân nhắc đến những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm này dành cho đối tượng nào?
  • Sản phẩm có thể giải quyết những vấn đề nào của khách hàng?
  • Tại sao nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh?
  • Nó mang lại lợi ích cho khách hàng và các đối tượng mục tiêu như thế nào?

Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu 

Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu là một nhiệm vụ quan trọng để có thể đưa sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng. Trong đó, cần giải quyết những câu hỏi sau:

  • Thị trường mục tiêu là ai?
  • Yêu cầu của họ là gì?
  • Các đặc điểm cụ thể của họ là gì?
  • Họ thích và không thích những điểm nào của sản phẩm, dịch vụ?
  • Tại sao họ chọn đối thủ cạnh tranh thay vì chọn sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để họ nghĩ rằng sản phẩm có thể tốt hơn nữa?
Tham khảo:   Thị trường mục tiêu (Target Market) là gì? Đặc điểm của đoạn thị trường mục tiêu

Đảm bảo bộ phận kinh doanh và marketing có đầy đủ thông tin và tài liệu để thu hút khách hàng 

Product marketing chịu trách nhiệm cung cấp mọi thông tin về sản phẩm để thúc đẩy hoạt động tăng doanh thu từ bộ phận kinh doanh và hoạt động tiếp thị từ bộ phận marketing được diễn ra hiệu quả, tối ưu và liền mạch.

Thực hiện và quản lý quy trình ra mắt sản phẩm (Product launch) 

Product marketing chính là nhân tố chính mang lại hiệu quả cho các hoạt động quản lý quy trình ra mắt sản phẩm mới hoàn chỉnh hoặc quá trình ra mắt, cập nhật tính năng mới của sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, các product marketer cần đảm bảo mỗi bộ phận luôn hoạt động nhanh chóng, linh hoạt để mang đến sự thành công cho quá trình ra mắt sản phẩm.

Báo cáo hiệu quả Product Marketing 

Trong quá trình thực hiện hoạt động product marketing, việc báo cáo hiệu quả sẽ giúp ích đáng kể cho việc theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tiếp thị sản phẩm phù hợp. Các thông tin báo cáo thường bao gồm:

  • Số lượng người dùng hàng ngày, hàng tháng.
  • Mục tiêu tổng thể về doanh thu.
  • Quá trình sử dụng các tài sản tiếp thị sản phẩm.
  • Niềm tin bán hàng – tức là độ tự tin của nhóm bán hàng trong việc quảng cáo sản phẩm
  • Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL) và khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (SQL), và
  • Sự hài lòng của khách hàng – có thể sử dụng chỉ số NPS để đo lường hiệu quả.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Để góp phần đảm bảo sản phẩm, dịch vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tượng mục tiêu, quá trình thực hiện product marketing cần được hoàn thiện quá trình nghiên cứu chi tiết và hoàn thiện về chân dung đối tượng mục tiêu, để từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng và giải quyết được các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.

Sự khác nhau giữa Product Marketing và Product Management

Product Management là gì, có gì khác so với Product Marketing? Nhìn chung, có rất nhiều sự phân biệt mơ hồ giữa hai vị trí Product Marketing và Product Management trong cùng một doanh nghiệp. 

Cả hai vai trò Product Marketing và Product Management đều chịu trách nhiệm chính về sản phẩm. Đồng thời, cả hai vai trò đều cần phối hợp linh hoạt, liền mạch với các nhóm, phòng ban khác nhau trong một tổ chức để đảm bảo quá trình phát triển, ra mắt sản phẩm được thực hiện thành công.

Tuy nhiên, để có thể hình dung cụ thể hơn về sự khác nhau giữa Product Marketer và Product Manager, bạn có thể dễ dàng hình dung qua các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu trong công việc cũng như các nhóm, phòng ban mà các vị trí này cần phối hợp.

Tham khảo:   Zalo Marketing Là Gì? 7 Bước Lên Kế Hoạch Zalo Ads Hiệu Quả

Cụ thể, Product Marketer thực hiện:

  • Thể hiện tiếng nói của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
  • Định vị và truyền tải thông điệp của sản phẩm mới, tính năng mới dựa trên nhu cầu thị trường.
  • Xác định giá trị cho sản phẩm.
  • Phối hợp cùng bộ phận bán hàng và Product Management.

Trong khi đó, công việc của Product Manager sẽ bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

  • Tập trung phát triển và xác định rõ các yếu tố thuộc về sản phẩm.
  • Xây dựng lộ trình và định hướng phát triển cho sản phẩm trên thị trường.
  • Xác định điểm chạm khách hàng để làm cơ sở đặt ra mục tiêu kinh doanh cho sản phẩm.
  • Cung cấp các thông tin kỹ thuật, thông số chi tiết về sản phẩm mới, tính năng mới cho vị trí Product Marketing để có thể tiếp tục các bước tiếp theo.
  • Làm việc phối hợp cùng bộ phận phát triển sản phẩm và Product Marketing.

Các xu hướng Product Marketing hiện nay

1. Trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu 

Việc doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm tốt nhất trên thế giới là điều đáng mừng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là sản phẩm của doanh nghiệp sở hữu một thị trường khách hàng rộng lớn và cộng đồng người dùng quan tâm đến sản phẩm có khả năng chuyển đổi cao để mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Tăng trải nghiệm khách hàng chính là một xu hướng marketing win-win.

Đây cũng là lý do tại sao các product marketers cần ưu tiên trải nghiệm khách hàng (hay Customer Experience – CX) ngay từ thời điểm này. Trong đó, CX bắt đầu từ thời điểm khách hàng tiềm năng tiếp xúc với sản phẩm, cho đến khi chúng làm hài lòng khách hàng và giải quyết được các nhu cầu của khách hàng.

2. Video tiếp tục là công cụ Marketing quan trọng 

xu hướng product marketingxu hướng product marketing
Video là công cụ Product Marketing hiệu quả

Việc sử dụng video có thể mang đến nhiều hiệu ứng tích cực trong việc thông báo, giáo dục, giải trí và chuyển đổi người dùng thành khách hàng là khá lý tưởng. Video có thể cải thiện đáng kể hoạt động tiếp thị, thúc đẩy lưu lượng truy cập, xây dựng lòng tin, giới thiệu sản phẩm và tăng ROI cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có nhiều loại video khác nhau mà các product marketers có thể sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị cho các đối tượng mục tiêu trong từng giai đoạn của hành trình mua hàng.

3. Content Marketing thúc đẩy chuyển đổi người dùng 

Nội dung là trọng tâm của quá trình phát triển sản phẩm vì không chỉ đơn thuần là gửi một bản tin email hoặc xuất bản một bài đăng blog mới. Đó là một quá trình sáng tạo và truyền tải giá trị để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.

Content Marketing là một hình thức tiếp thị nội dung độc đáo, nơi có thể tạo nội dung để hiển thị, kể câu chuyện về sản phẩm, đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Đổi lại, các người dùng và khách hàng tiềm năng có thể trải nghiệm sản phẩm thông qua đọc hoặc xem nội dung. 

Tham khảo:   Marketing nội bộ (Internal Marketing) là gì? Phạm vi của marketing nội bộ

Khi được thực hiện hiệu quả, nội dung sẽ dẫn dắt sản phẩm đến với khách hàng và cho phép họ nhìn thấy chính xác những giải pháp mà sản phẩm có thể giải quyết.

4. Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là xu hướng của các công ty Saas

Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là mô hình tăng trưởng tập trung vào người dùng cuối, đồng thời dựa vào chính sản phẩm làm động lực chính thúc đẩy các hoạt động thu hút, giữ chân hay mở rộng khách hàng. 

Nói cách khác, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm đầu tiên dưới dạng dùng thử hoặc dịch vụ miễn phí trước khi quyết định xem họ có muốn trả tiền để mua hàng hay không.

Trong những năm vừa qua, tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã trở thành một chiến lược phát triển được ưu tiên thực hiện bởi các công ty hoạt động theo mô hình SaaS trên thế giới.

Kết luận

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã có những hình dung về công việc của một Product Marketing tại thị trường Việt Nam. Hi vọng bạn có thể chuẩn bị đầy đủ các kiến thức và năng lực chuyên môn nếu bạn yêu thích công việc và đã sẵn sàng cho hành trình nghề nghiệp của một Product Marketer thực thụ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo