11. Quản Trị Chiến Lược, Chuyển Đổi Số

9 Mô Hình Chuyển Đổi Số Tiêu Biểu Hiện Nay

6 Trụ cột chính cần lưu ý để xây dựng mô hình chuyển đổi số thành công

Trước khi xây dựng mô hình chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần lưu ý đến 6 trụ cột chính, bao gồm:

  • Khách hàng: Đây là đối tượng đóng vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hiểu nhu cầu, hành vi và kỳ vọng của khách hàng để có thể lên kế hoạch và đưa ra mô hình chuyển đổi số phù hợp.
  • Dữ liệu: Dữ liệu cho phép doanh nghiệp có thể thiết lập các chỉ số phù hợp, đồng thời theo dõi tiến trình thực hiện một cách dễ dàng.
  • Công nghệ: Được xem là khởi đầu của sự thay đổi, doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ để đảm bảo luồng thông tin giữa các bộ phận được lưu chuyển thông suốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, khả năng điều hành cũng như sức cạnh tranh.
  • Chiến lược: Một chiến lược rõ ràng sẽ tạo động lực cho chuyển đổi số. Đồng thời, chiến lược được đánh giá là yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Vận hành: Với việc số hóa vận hành, doanh nghiệp có thể tối ưu bộ máy vốn có, mang lại các lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng thích nghi với thời cuộc.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Chuyển đổi số sẽ không thể diễn ra nếu mô hình chuyển đổi không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Công ty cần kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố gồm văn hóa, con người, cấu trúc và nhiệm vụ của họ để đảm bảo sự đồng bộ.
6 trụ cột chính trong xây dựng mô hình chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần lưu ý

Với việc áp dụng tự động hóa lên 6 trụ cột này, mô hình chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ được diễn ra nhanh chóng. Điều này sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh và khả năng thích nghi với thời cuộc của một doanh nghiệp.

9+ Mô hình chuyển đổi số đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp không còn là khái niệm xa lạ mà đã được khá nhiều doanh nghiệp Việt thực hiện. Theo kết quả cuộc khảo sát do IDC thực hiện vào , gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số. Và chỉ cần áp dụng một trong những mô hình chuyển đổi số phổ biến sau, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.

Mở rộng mạng lưới kết nối

Mở rộng mạng lưới kết nối là mô hình chuyển đổi số được hình thành khi doanh nghiệp có đủ cơ sở hạ tầng viễn thông và khả năng đào thải nhóm người dùng “phá đám” của hệ thống. Mô hình này hỗ trợ trao đổi thông tin, giao dịch giữa các nhóm người diễn ra dễ dàng, không bị giới hạn về mặt địa lý và được áp dụng cho các loại hình dịch vụ web.

  • Ưu điểm của mô hình này là giúp tăng tính kết nối cùng khả năng tương tác vật lý trực tiếp, từ đó thúc đẩy sự tin tưởng giữa hai bên. Đồng thời mô hình này cũng cho phép mở rộng kết nối giữa nhiều người trong cùng cộng đồng.
  • Ngược lại, mô hình này vẫn tồn đọng các nhược điểm như giới hạn số lượng kết nối thực tế. Điều này khiến doanh nghiệp có thể lỡ mất các cơ hội kết nối tiềm năng.

Hiện nay, các doanh nghiệp ứng dụng mô hình chuyển đổi số này một cách hiệu quả có thể kể đến như: các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram), các trang thương mại điện tử (Amazon, Rakuten, Tiki, Tokopedia), v.v…

Việc mở rộng mạng lưới kết nối giúp tăng sự tương tác giữa những người trong cùng cộng đồng.

Giảm chi phí tìm kiếm và chi phí cơ hội

Giảm chi phí tìm kiếm và chi phí cơ hội là mô hình kích hoạt sự xuất hiện của bên trung gian – nhóm người chuyên tổng hợp, xử lý, sắp xếp lượng thông tin phức tạp sau đó cung cấp cho người dùng theo định dạng họ mong muốn.

Doanh nghiệp muốn áp dụng mô hình này phải đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn, đồng thời đảm bảo được tính khách quan và tin cậy. Từ đó giúp người dùng dễ dàng so sánh và đưa ra những lựa chọn. Các lĩnh vực áp dụng mô hình này bao gồm bất động sản, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tuyển dụng…

  • Ưu điểm của mô hình chuyển đổi số này là người dùng có thể nhận tối đa số lượng thông tin, có thể tiếp cận nguồn thông tin có chọn lọc một cách hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí tìm kiếm và chi phí cơ hội.
  • Nhược điểm là người dùng sẽ bị phân tâm do thu thập được lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến việc chi phí tìm kiếm và chi phí cơ hội tăng lên.
Giảm chi phí cơ hội và chi phí tìm kiếm là mô hình giúp người dùng dễ so sánh và đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nổi bật nhất đang vận dụng mô hình này là Homedy – Nền tảng thông tin giao dịch bất sản. Homedy chuyên sàng lọc thông tin được người bán/môi giới đăng tải, hỗ trợ bên mua/thuê có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng, từ đó thúc đẩy quá trình giao dịch giữa hai bên.

Loại bỏ cấu trúc đa tầng và phân mảnh

Đây là mô hình chuyển đổi số phù hợp với các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng yêu cầu tính chuyên môn, có chi phí hàng hóa, dịch vụ cao như giao dịch ô tô, xe máy, kim loại quý, tuyển dụng… Nếu muốn vận dụng mô hình này, doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng có tính năng so sánh và tìm kiếm tiện lợi.

Tham khảo:   4 Hình thức chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp
Luxstay là doanh nghiệp ứng dụng thành công mô hình Loại bỏ cấu trúc đa tầng và phân mảnh tại Việt Nam

 

  • Mô hình này giúp người bán và đại lý trung gian có thể bán hàng dựa trên mạng lưới có sẵn cùng khả năng thương lượng giá. Đồng thời khách hàng có thể chọn mua từ người bán hoặc đại lý tin tưởng.
  • Ngược lại, với mô hình này thì quá trình giao dịch và thương lượng giá không được công khai. Điều này có thể mang lại cảm giác nhầm lẫn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vận dụng mô hình chuyển đổi số này có thể kể đến Luxstay – Nền tảng cho thuê căn hộ ngắn hạn. Với mô hình này, Luxstay mở ra cơ hội kết nối trực tiếp giữa chủ căn hộ với khách thuê, đồng thời minh bạch giá cả với tính năng so sánh nhiều kết quả tìm kiếm khiến nhau, giúp người dùng dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp.

Tổng hợp dữ liệu

Đây là mô hình chuyển đổi số đánh dấu sự thay đổi trong việc quản lý dữ liệu: doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu vào kho tập trung, tạo điều kiện tối ưu hóa các cơ hội từ dữ liệu cho các bên tham gia. Từ đó, tạo tiền đề để xây dựng các dịch vụ giá trị gia tăng, thay vì sử dụng các công ty cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu người dùng.

Thông thường, các doanh nghiệp phải đảm bảo có dịch vụ và hệ thống độc lập được cấp quyền truy cập API vào dữ liệu nếu muốn vận dụng mô hình này. Tổng hợp dữ liệu là mô hình được các doanh nghiệp chuyên về SaaS, các nền tảng quản lý đơn hàng, marketplace sử dụng.

Với Kamereo, việc quản lý lượng lớn đơn hàng từ các bên cung cấp không còn là điều khó khăn
  • Mô hình Tổng hợp dữ liệu này giúp bên cung cấp có thể đề xuất, cá nhân hóa dịch vụ dựa trên kho dữ liệu người dùng của riêng minh, tối đa hóa các cơ hội có được từ dữ liệu như dịch vụ bổ sung, đưa ra các đề xuất có độ chính xác cao cho bên cung cấp.
  • Nhược điểm của mô hình này là việc cá nhân hóa dịch vụ khó đạt được chất lượng tối đa. Điều này xảy ra do nguồn thông tin dữ liệu thuộc quyền quản lý của các bên cung cấp khác nhau. Tình trạng này khiến doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp xúc các cơ hội bán hàng mới.

Hiện nay tại Việt Nam, Kamereo là doanh nghiệp vận dụng mô hình Tổng hợp dữ liệu. Kamereo chuyên cung cấp các dịch vụ như đi chợ online cho người dùng cuối thông qua ứng dụng KameMart. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn triển khai phần mềm SaaS hỗ trợ việc quản lý mua thực phẩm sỉ cho các nhà hàng, quán ăn.

Phần mềm hỗ trợ bên cung cấp lẫn bên mua số hóa dữ liệu giao dịch từ hóa đơn, điện thoại, ứng dụng chat, v.v. sau đó tập trung trên một nền tảng quản lý đồng nhất. Các dữ liệu được tối ưu hóa giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý hiệu quả danh mục bán hàng/ mua hàng.

Tối đa hóa ROI và tài nguyên

Mô hình Tối đa hóa ROI và tài nguyên được vận dụng khi mạng lưới internet mở rộng và các dịch vụ số gia tăng. Lúc này, những thay đổi về giá trị và định hướng tiêu dùng do sự khan hiếm nguồn lực trở thành yếu tố mang lại hiệu quả tích cực.

Các lĩnh vực vận dụng mô hình này có thể kể đến như Vận tải, Tài chính, Hàng tiêu dùng, Không gian, v.v

Tối đa hóa ROI và tài nguyên được hình thành khi các bên trung gian là người trung lập, đáng tin cậy và có thể đưa ra các so sánh. Những lĩnh vực vận dụng mô hình này bao gồm Vận tải, Tài chính, Hàng tiêu dùng, Không gian, Dịch vụ cá nhân và Dịch vụ chuyên nghiệp, v.v.

  • Lợi thế của mô hình này là mang đến cảm giác gắn bó và thân thuộc cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn người dùng cuối. Đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ cùng nguồn lực thích hợp với thời gian và giá cả tối ưu.
  • Ngược lại, nhược điểm vẫn còn tồn đọng là phân bổ nguồn lực không tối ưu dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt tài nguyên.

Luxstay là một trong các doanh nghiệp vận dụng mô hình này tại Việt Nam, đặc biệt khi xu hướng Second Home (ngôi nhà thứ hai) ngày càng phổ biến. Chuyên chia sẻ các thông tin liên quan về địa điểm lưu trú ngắn hạn, Luxstay được xem là cầu nối giữa chủ nhà và khách thuê.

Cung cấp phần cứng đi kèm phần mềm 

Cung cấp phần cứng đi kèm phần mềm là mô hình chuyển đổi thứ 6 trong danh sách. Mô hình này định nghĩa lại việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, bắt đầu từ phần mềm, được kích hoạt khi tốc độ phổ biến của đường truyền internet tăng nhanh, song song với sự phát triển của phương pháp phân tích dữ liệu.

  • Ưu điểm chính là giữ mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cập nhật liên tục các phiên bản, giúp duy trì giá trị sử dụng của phần cứng trong thời gian dài. Đồng thời thúc đẩy quá trình cá nhân hóa trải nghiệm sử dụng phần cứng bằng phần mềm.
  • Nhược điểm của mô hình này là bán thuần phần cứng đơn lẻ với các sản phẩm được cố định chức năng và thông số kỹ thuật trong một lần bán duy nhất.
Tham khảo:   Công nghệ được ứng dụng như thế nào để bảo vệ nguồn cung chuỗi kinh doanh thực phẩm?
Apple là một trong các công ty áp dụng mô hình chuyển đổi số phổ biến nhất hiện nay

Apple là công ty vận dụng mô hình chuyển đổi số này thông qua việc xây dựng lại giá trị tiện ích của các thiết bị (điện thoại di động, máy nghe nhạc, đồng hồ kỹ thuật số) thông qua iOS và App Store.

Bán tự động

Bán tự động là mô hình chuyển đổi số vận dụng trong bối cảnh thiếu hụt lao động, đặc biệt là nhóm nhân lực chuyên môn cao. Nhu cầu về tính lưu động nguồn nhân lực tăng cao và quá trình chuyển giao công nghệ giữa các ngành là lý do khiến Bán tự động được nhiều doanh nghiệp vận dụng.

Với mô hình này, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình tự động hóa. Ngược lại, các quy trình cần sự can thiệp của con người như sáng tạo, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng sẽ do con người đảm nhận.

  • Ưu điểm của mô hình này chính là có thể áp dụng công nghệ thông tin vào các chu trình trong ngành, giúp các quy trình phức tạp được vận hành trơn tru với hiệu suất tối ưu.
  • Nhược điểm của mô hình này chính là khó có thể vận dụng trong các chu trình thuộc các ngành truyền thống vẫn còn có nhiều sự can thiệp chủ đạo của con người (sáng tạo, kiểm tra chi tiết chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, v.v…)
Homedy là doanh nghiệp trong ngành bất động sản tại Việt Nam vận dụng mô hình chuyển đổi số Bán tự động

Các hình thức kinh doanh vận dụng mô hình này bao gồm thuật toán giao dịch tài chính, đấu giá thầu quảng cáo theo thời gian thực. Tại Việt Nam, nền tảng giao dịch bất động sản Homedy chính là cái tên nổi bật.

Homedy đã vận dụng mô hình Bán tự động một cách linh hoạt vào việc cung cấp đầy đủ thông tin, minh bạch công khai cho người mua/ thuê, tự động hóa kết nối họ với các chuyên gia môi giới. Sau khi có được đầy đủ thông tin, các chuyên gia sẽ xúc tiến làm việc trực tiếp với khách hàng trong hoạt động mua, thuê nhà.

Hiểu khách hàng trước khi sản xuất

Đây là mô hình chuyển đổi số đảo ngược quy trình sản xuất và bán hàng truyền thống, bắt đầu từ việc tiếp thị khách hàng mục tiêu trước khi sản xuất sản phẩm phù hợp. Mô hình này được vận dụng khi xu hướng cá nhân hóa và đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Mô hình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu người dùng trước khi sản xuất. Từ đó giúp giảm lượng hàng tồn và cải thiện quy trình sản xuất những gì bán được.
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian để thu thập nhận xét của người dùng từng mua sản phẩm trước khi đưa lại vào quy trình lên kế hoạch sản xuất.

Manabine – startup chuyên về công nghệ giáo dục tại Việt Nam là một trong những doanh nghiệp vận dụng mô hình này. Thông qua Manabie Online – một ứng dụng học tập do doanh nghiệp phát triển – họ có thể nắm rõ thói quen, khả năng học tập của các học viên. Điều này hỗ trợ Manabine có thể sản xuất và đề xuất các nội dung phù hợp đến học viên.

Manabie đã phát triển ứng dụng để tiếp cận học viên với giao diện thân thiện

SaaS cung cấp giải pháp chuyên môn

SaaS là mô hình chuyển đổi số tập trung vào một hoặc vài nghiệp vụ chuyên môn, từ đó giải quyết bài toán nghiệp vụ. Hiện nay, các ngành vận dụng mô hình này bao gồm Kế toán, F&B, v.v.

  • Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bao gồm chi phí nhân công và chi phí máy chủ do sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
  • Mô hình này đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao và có tính cạnh tranh bởi sự gia tăng số lượng người chơi tham gia kinh doanh SaaS

Kamereo – phần mềm mua / bán thực phẩm sỉ cho doanh nghiệp F&B là cái tên vận dụng mô hình này hiệu quả. Không chỉ giúp bên mua và bên bán có thể tiết kiệm chi phí, SaaS còn hỗ trợ quản lý đơn hàng, hàng tồn, giúp cải thiện khả năng dự đoán nhu cầu của đối tác. Hệ sinh thái giải pháp akaBot (tự động hóa quy trình bằng robot) cũng hướng đến hình thức SaaS với mong muốn tăng cường sự đa dạng trong việc cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về mô hình chuyển đổi số tiêu biểu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Chuyển đổi số đã thật sự trở thành xu hướng mới của thời cuộc. Trên thế giới, một loạt các thương hiệu đã vận dụng và nhận được những hiệu quả tích cực ban đầu. Các thương hiệu đã thay đổi thế nào để thành công, hãy cùng tìm hiểu các ví dụ về chuyển đổi số chi tiết ngay sau đây.

Netflix – Nền tảng cung cấp dịch vụ giải trí hàng đầu trên thế giới

Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến từ Mỹ với nội dung đa dạng gồm phim đa lĩnh vực và các chương trình truyền hình. Thành lập vào năm 1997, Netflix có trụ sở tại Los Gatos và chính thức phát triển dịch vụ đăng ký trả phí từ năm 1999.

Tham khảo:   5 Loại khó khăn trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Quá trình chuyển đổi số của Netflix chỉ chính thức diễn ra vào năm 2007 khi tận dụng nền tảng công nghệ lưu trữ đám mây, tạo ra không gian phim ảnh đa dạng và đặc sắc. Trong năm này, Netflix chính thức phát hành dịch vụ phát video trực tuyến theo yêu cầu người xem, đồng thời bổ sung dịch vụ cho thuê DVD không tốn phí.

Với những thay đổi này, Netflix đã chính thức trở thành đơn vị cung cấp nội dung video kỹ thuật số phổ biến nhất trên Facebook, Website và app mobile, vượt qua cả Amazon, Hulu và Youtube.

Với chuyển đổi số, Netflix đã trở thành ‘ông lớn’ trong việc cung cấp phim và các chương trình giải trí

Adobe – Tượng đài ngành phần mềm 

Là tập đoàn phần mềm máy tính được thành lập từ năm 1982, trụ sở chính của Adobe đặt tại San Jose, Mỹ. Trong những năm đầu, Adobe là cái tên phổ biến trong việc vận dụng mô hình kinh doanh mua bán bản quyền sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, video. Chỉ đến năm 2008, khi cuộc đại suy thoái diễn ra, tập đoàn này mới thay đổi.

Với chuyển đổi số, Adobe đã trở thành cái tên lớn trong ngành công nghệ phần mềm

Adobe đánh dấu việc chính thức vận dụng mô hình chuyển đổi số bằng việc chuyển sang hoạt động dựa trên công nghệ đám mây. Đây là bước ngoặt giúp tập đoàn khẳng định vị thế của mình với ba mô hình gồm Creative Cloud, Document Cloud và Marketing Cloud. 5 năm sau khi tiến hành chuyển đổi số, giá cổ phiếu của Adobe đã tăng gấp ba lần cùng doanh số tổng thể có mức tăng mạnh đầy ấn tượng.

Fujifilm – Ông lớn trong lĩnh vực phim ảnh

Fujifilm là tập đoàn đa quốc gia với các sản phẩm nhiếp ảnh thành lập từ năm 1934, có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản. Tuy sụp đổ nghiêm trọng trong lĩnh vực phim ảnh vào năm 2010, thế nhưng với chuyển đổi số, Fujifilm đã quay trở lại một cách ngoạn mục.

Fujifilm đã thật sự gây ra tiếng vang lớn với chuyển đổi số vào năm 2012

Vào năm 2012, Fujifilm chính thức bước trên con đường chuyển đổi số khi thâm nhập hai mảng mới là kinh doanh công nghệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Fujifilm là doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị hình ảnh y tế, chẩn đoán tia X, các công nghệ dược phẩm, y tế khác. Điều này đã giúp doanh nghiệp nhận được nhiều sự chú ý. Tận dụng lợi thế về công nghệ phim ảnh, tập đoàn đã tiếp tục phát triển các tấm nền LCD, biến nó trở thành công cụ sinh lợi nhuận lý tưởng.

DBS Bank – Ngân hàng tốt nhất  

Có trụ sở chính niêm yết tại Singapore, DBS là tập đoàn dịch vụ hàng đầu châu Á với hơn 280 chi nhánh trên 18 thị trường. Với việc kết hợp cùng IBM, DBS Bank đã có sự chuyển đổi số đầy ấn tượng khi áp dụng Tự động hóa quy trình Robot (RPA) trong ngành ngân hàng với hơn 50 quy trình nghiệp vụ phức tạp trên phạm vi toàn ngân hàng.

DBS Bank có thể dễ dàng thực hiện một loạt các tác vụ lặp đi lặp lại với khả năng hoạt động liên tục 24/7 cùng các bot RPA, từ đó góp phần tăng năng suất, giảm khả năng mắc lỗi, duy trì hiệu quả hoạt động, giúp mở rộng quy mô cũng như quản lý khối lượng lớn công việc một cách dễ dàng, giúp ngân hàng có thể tập trung vào việc cải thiện độ hài lòng của khách hàng, đổi mới và tăng tốc chuyển đổi.

Với RPA, DBS Bank đã thật sự có những bước tiến ấn tượng trong

Với các mô hình chuyển đổi số, đặc biệt là với RPA, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền hy vọng về tương lai tươi sáng hơn, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ‘phẳng’ hơn khi Internet phát triển.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo