14. Quản Trị & Lãnh đạo CNTT

Ứng dụng công nghệ và hiệu quả tối ưu cho kinh doanh bán lẻ

Công nghệ và các ứng dụng mới đang được áp dụng thành công trong khá nhiều lĩnh vực và kinh doanh bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Với đặc thù của mình, các hoạt động kinh doanh bán lẻ đã ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện kinh nghiệm mua hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, truyền thông dạng luồng và hiệu quả của sự điều hành tăng cao. Những tiến bộ này đang định hình một môi trường bán lẻ mới và nâng cao tính cạnh tranh của các nhà bán lẻ cạnh tranh hơn bất cứ lúc nào trước đây!

Dưới đây là một số những ứng dụng công nghệ có hiệu quả đang được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.

1. Phần mềm bán hàng

Phần mềm bán hàng là cách thức quản trị bán hàng một cách tốt nhất từ khâu nhập hàng, xuất kho, quản lý nhân viên. Nếu một cửa hàng kinh doanh truyền thống thường gặp phải những vấn đề bất cập như thất thoát hàng hóa, báo cáo chậm, rủi ro về tài chính khi quản lý sổ sách, mất thời gian trong quản lý bán hàng… thì việc lựa chọn và sử dụng phần mềm bán hàng là việc cấp thiết, khắc phục được những khó khăn kể trên một cách hiệu quả.

Trong thời điểm hiện tại, khi mà ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, cùng với sự lan tỏa của internet thì xu hướng quản lý hoạt động bán hàng thông qua các thiết bị di động thông minh là một trong những cách thức tối ưu cho quản trị bán hàng.

Tham khảo:   7 Công nghệ đột phá các CIO cần lưu ý

Chỉ với một thiết bị di động như iPad, điện thoại di động… có tích hợp phần mềm bán hàng, toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn sẽ được cập nhật liên tục trong từng phút giây một cách xác thực nhất.

Sử dụng phần mềm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian cần thiết để làm những công việc khác. Khâu kiểm soát tình hình kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, từ đó chủ động điều phối các kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý. Không những thế, việc cập nhật báo cáo tự động, thường xuyên sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc theo dõi doanh số, doanh thu của từng chi nhánh , từng cửa hàng.

Không những thế, áp dụng phần mềm quản lý vào hoạt động của cửa hàng sẽ hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa, sai lệch hàng hóa trong kho, sai lệch trong khi bán hàng hay thất thoát khi chưa sử dụng hết năng suất nhân viên, từ đó đảm bảo việc quản trị cửa hàng đạt mức tốt nhất.

2. Chỉ số KPIs trong kinh doanh bán lẻ

Áp dụng việc xây dựng các KPIs đo lường hiệu quả hoạt động của cửa hàng, thông qua các chỉ số đo hiệu quả được báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp cán bộ lãnh đạo kịp thời được cảnh báo sớm và có quyết định chính xác, kịp thời hơn.

Đó là những đo lường về kết quả thực hiện theo từng cá nhân, đơn vị, kiểm soát được dữ liệu, số liệu báo cáo trước khi nhập hàng vào hệ thống. KPIs được xây dựng trên nền công nghệ hiện đại nhất đem lại hiệu suất mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều người dùng đồng thời.

Tham khảo:   Ứng dụng công nghệ giúp quản lý kho hàng hiệu quả

3. Tiếp thị điện tử

Trong quá trình ứng dụng CNTT để gia tăng doanh số, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã thành công bằng giải pháp quảng cáo online để mở rộng kênh bán hàng. Xét dưới góc độ kinh tế, đây là một trong những hình thức tiếp thị ít tốn kém, nhất là so với quảng cáo trên truyền hình hoặc báo in. Bên cạnh đó, e-marketing (tiếp thị điện tử) cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí.

Về cơ bản thì e-marketing cũng giống như phương pháp tiếp thị truyền thống – tức là cũng đi theo trình tự: sản phẩm – giá thành – xúc tiến thương mại – thị trường tiêu thụ. Song, nếu xét về lợi ích thì giải pháp này không chỉ có chi phí thấp mà hiệu quả quảng bá còn lớn hơn nhiều so với việc sử dụng các kênh quảng cáo truyền thống.

Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể gửi hàng triệu email chỉ bằng một động tác nhấp chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi email cho từng nhóm hay từng khách hàng với nội dung phù hợp.

Với cách làm này, sự giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng không đột ngột như qua điện thoại và có thể gửi thông điệp đến nhiều khách hàng ở nhiều địa chỉ khác nhau trong thời gian nhanh nhất.

Tham khảo:   Công nghệ được ứng dụng như thế nào để bảo vệ nguồn cung chuỗi kinh doanh thực phẩm?

4. Thanh toán thông minh

Sự phát triển của internet đã kéo theo việc hình thành nên các hình thức thanh toán online thông minh hơn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Công nghệ thông tin cũng chính là nền tảng ra đời cho các hình thức thanh toán đó.

Các sản phẩm ví điện tử thông minh như Nganluong, Baokim, Payoo… đều là cổng thanh toán trực tuyến thực hiện các giao dịch tài chính, giao dịch mua bán hàng hóa một cách an toàn và tiện lợi.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo