30. Kỹ năng sống

8 Thói quen khiến bạn không thể tiết kiệm được tiền

Hãy cùng Masterskills tìm hiểu đâu là những nguyên nhân cản trở kế hoạch tiết kiệm và cùng tham khảo một số gợi ý có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!

1. Mua sắm một cách bộc phát 

Bạn đã bao giờ lướt những sàn thương mại điện tử trong những lúc buồn chán, chợt nảy ra ý tưởng mình cần mua một món đồ và “chốt đơn” ngay lập tức? Để rồi khi nhận được hàng, bạn bắt đầu nhận ra món đồ đó không cần thiết đến vậy? 

Nếu có, chắc chắn thói quen mua sắm này đã phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm vì bạn đã mua hàng dựa trên cảm xúc và hoàn toàn không có kế hoạch từ trước. Điều này có thể được lý giải rằng con người có xu hướng sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để thỏa mãn cảm xúc nhất thời của bản thân hoặc chạy theo xu hướng. Đôi khi bạn chỉ vô thức bấm đặt hàng theo thói quen và tưởng chừng việc này vô hại, nhưng những món đồ bạn “chốt đơn” một cách bộc phát sẽ không có giá trị sử dụng lâu dài và khi tổng kết lại, bạn đã mất một khoản tiền kha khá. Vì vậy, bạn nên lên danh sách các đồ dùng cần mua trước khi đi mua sắm hoặc áp dụng quy tắc 24h – trước khi quyết định xuống tiền, hãy suy nghĩ thật kỹ trong 24h rằng món đồ đó có quan trọng và bạn có thật sự cần mua nó hay không.

cô gái tiết kiệm mua sắm

Ảnh: Pexels/Lina Kivaka

2. Không có quỹ tiết kiệm 

Việc dành ra một khoản nhỏ trong chi tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn ổn định tài chính cá nhân và lên kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng “vung tay quá trán” khi vừa nhận được tiền lương, bằng cách “chốt đơn” vào những đợt sale lớn hằng tháng, hay lên lịch tiệc tùng dày đặc cùng bạn bè. Chính lối sống này sẽ ăn mòn ví tiền của bạn và khiến bạn tiêu xài hoang phí hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia tài chính, mỗi người nên tự chuẩn bị một quỹ dự phòng riêng để ứng phó cho các tình huống xấu có thể xảy ra. Để làm điều này không hề khó, bạn chỉ cần trích ra một khoản nhỏ trong lương hàng tháng và gửi ngân hàng, tài khoản tiết kiệm ngắn hạn có thể sử dụng nếu bạn cần rút ngay.

———

“Bản chất của thói quen tiết kiệm là một đức tính đẹp, dạy chúng ta biết tiết chế, nuôi dưỡng ý thức trật tự, rèn khả năng tính toán cho tương lai và từ đó mở rộng tâm trí” – Thornton T.Munger” – nhà khoa học nghiên cứu tiên phong của Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ ở Tây Bắc Thái Bình Dương. 

cô gái có quỹ tiết kiệm

Ảnh: Pexesl/Valeria Ushakova

3. Hạn chế sử dụng các gói dịch vụ trả phí khi không có nhu cầu

Mỗi người sẽ có một nhu cầu chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như đăng ký xem phim Netflix, nghe nhạc trên  Spotify, tham gia các khóa học online trả phí… Nhưng nếu bạn đã đăng ký và không còn nhu cầu sử dụng, bạn nên hủy bỏ dịch vụ để tránh bị trừ tiền trước khi các dịch vụ tự động gia hạn, vô tình gây ảnh hưởng đến số dư tài chính. Hãy thử dành thời gian để kiểm tra và đánh giá những dịch vụ bạn thường xuyên sử dụng. Đối với các dịch vụ không cần thiết, bạn nên hủy đăng ký, chuyển sang gói dịch vụ tiết kiệm hơn hoặc dùng thử miễn phí. 

Tham khảo:   4 Kiểu Người Hướng Nội: Bạn Thuộc Kiểu Nào?

4. Chưa biết cách đầu tư hợp lý

Đầu tư là một trong số những hình thức có thể gia tăng thu nhập nhanh chóng được nhiều người quan tâm. Nếu sự lựa chọn đầu tư an toàn thường nằm ở việc gửi tiết kiệm ngân hàng, khoản lãi suất từ nguồn vốn đầu tư có thể cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều. Dù vậy, bạn vẫn nên cẩn thận trước các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư vào bất cứ điều gì. Hãy nhớ rằng, càng được nhiều sẽ càng dễ mất. Muốn đầu tư thông minh, bạn nên tìm hiểu rõ về thị trường, lĩnh vực bạn đầu tư, thời gian, lãi suất, chi phí và thuế. Ngoài ra, bạn cần trang bị các kiến thức tài chính nền tảng, đặt mục tiêu đầu tư cụ thể và xem xét khả năng chấp nhận mức độ rủi ro để trở thành nhà đầu tư thông minh.

cô gái chưa đầu tư đúng cách để tiết kiệm

Ảnh: Pexels/Vlada Karpovich

5. Lạm dụng thẻ tín dụng

Trong thời đại 4.0, xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt trở nên phổ biến. Từ đó, nhu cầu làm thẻ tín dụng và lối sống “chi trước, trả sau” ngày càng phát triển. Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng với tính năng chi trả trước – thanh toán sau, bạn sẽ dễ tiêu pha không giới hạn và khiến bản thân rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Vậy nên, để tiết kiệm, hãy hạn chế thanh toán bằng hình thức trả sau và nghĩ rằng bản thân có thể trả sau khi nhận lương. Chính suy nghĩ này sẽ khiến bạn ngày càng lún sâu vào bẫy tài chính, không thể dành ra một khoản cho việc tiết kiệm. Thay vào đó, bạn nên hoạch định rõ đâu là số tiền được phép chi tiêu mua sắm trong một tháng dựa trên số phần trăm thu nhập để tránh tiêu xài vượt ngân sách. 

Tham khảo:   Bí Quyết Vừa Đi Học Vừa Đi Làm Hiệu Quả

Xem thêm

6 Bài học nổi bật nhất về phong cách sống thanh lịch của công nương Kate Middleton

10 Kĩ năng quan trọng bạn cần trang bị trong năm 2024

11 Bước quan trọng bạn cần làm trước khi khởi nghiệp 


6. Không mua bảo hiểm

Nếu bạn muốn chọn cách đầu tư lâu dài, bảo hiểm sẽ là một lựa chọn không tồi. Dù vậy, tỷ lệ người Việt Nam đăng ký mua bảo hiểm chỉ ở mức dưới 10% vì nhiều lý do khác nhau. Song, bản chất thật sự của bảo hiểm không tiêu cực, nó là một dạng đầu tư giảm thiểu rủi ro tiền bạc cho bạn và gia đình nếu có sự cố bất ngờ xảy ra. Trong trường hợp bạn là nguồn thu nhập chính trong gia đình, bạn có thể tìm hiểu về việc đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm về sức khỏe cho chính mình và người thân. Bảo hiểm sức khỏe không chỉ đem đến sự an toàn mà còn giúp bạn duy trì tài chính ổn định khi chẳng may gặp rủi ro về sức khỏe và giúp đảm bảo cho bạn một khoản tích lũy có thể được sử dụng cho các công việc cần thiết. 

cô gái tiết kiệm mua bảo hiểm

Ảnh: Pexels/Polina Zimmerman

7. Dành phần lớn thời gian ăn ngoài thay vì tự nấu ăn

Đi ăn ngoài, ăn vặt dường như đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi rằng việc này có phải là lựa chọn tài chính thông minh không? Theo báo cáo của The Washington Post, chi phí trung bình cho một bữa ăn ngoài có thể ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn so với việc nấu ăn  tại nhà. Ngoài ra, việc tự nấu ăn giúp bạn có thể kiểm soát được nguyên liệu và chất lượng thực phẩm, phòng tránh ăn phải thức ăn bẩn và bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thói quen này nếu bạn quá bận rộn và tính chất công việc, cuộc sống đòi hỏi một bữa ăn tiện lợi hơn. Bạn chỉ cần hạn chế ăn vặt hoặc tính toán trước ngân sách, chọn địa điểm ăn uống phù hợp với khả năng chi tiêu của mình.

cô gái nấu ăn tiết kiệm

Ảnh: Pexels/Anna Tukhfatullina Food

Tham khảo:   4 sự thật ít người hé răng nửa lời: Không biết, ắt thiệt thân!

8. Bỏ qua những tín hiệu tài chính xấu 

Việc làm ngơ trước những dấu hiệu tài chính xấu như nợ xấu, nợ tín dụng đen, không có thu nhập ổn định… sẽ gây ra rủi ro tài chính và ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Chính vì vậy, bạn nên tìm cách thanh toán các khoản nợ xấu ngân hàng càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng nợ quá hạn. Bên cạnh đó, việc theo dõi thu nhập cá nhân, nhanh chóng giải quyết các món nợ tồn đọng và kiểm tra ngân sách chi tiêu thường xuyên sẽ giúp tài chính bạn thêm khởi sắc. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo