20. Kinh tế học

Trạng thái Procyclic trong chu kì kinh tế là gì?

(Hình minh họa: capital.com)

Procyclic

Khái niệm

Procyclic (hay procyclical) mô tả sự chuyển động của chỉ số kinh tế, giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng song song với điều kiện của một chu kì nhất định của nền kinh tế. 

Các chỉ số kinh tế có thể có một trong ba mối quan hệ khác nhau với nền kinh tế: procyclic, countercyclic (chỉ số và nền kinh tế đi ngược chiều nhau) hoặc acyclic (chỉ số không liên quan đến sức khỏe của nền kinh tế).

Procyclic đề cập đến điều kiện của mối tương quan tích cực giữa giá trị của hàng hóa, dịch vụ hoặc chỉ số kinh tế và tình trạng chung của nền kinh tế. Nói cách khác, giá trị của hàng hóa, dịch vụ hoặc chỉ số có xu hướng di chuyển cùng hướng với nền kinh tế, tăng trưởng khi nền kinh tế tăng trưởng và suy giảm khi nền kinh tế suy giảm. 

Một số ví dụ về các chỉ số kinh tế procyclic là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lao động và chi phí biên. Hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cũng được coi là procyclic vì người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa tùy ý hơn khi nền kinh tế đang trong trạng thái tốt. 

Ví dụ về trạng thái procyclical

Các chính sách và hành vi tài khóa thường rơi vào trạng thái procyclic trong chu kì bùng nổ và suy thoái. Khi có sự thịnh vượng về kinh tế, nhiều thành phần của dân số sẽ có những hành vi không chỉ phù hợp với sự tăng trưởng đó mà còn tạo điều kiện trong thời gian dài.

Tham khảo:   Phân phối đồng nhất (Uniform Distribution) là gì? Đặc điểm

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính và nhà ở tại Mỹ, đã có một kì vọng chung cho lợi ích tài chính đang diễn ra. Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, những người vay đã tìm kiếm các khoản thế chấp cho những ngôi nhà nằm ngoài khả năng trả nợ của họ, các tổ chức tài chính khuyến khích hành vi đó, và chính sách của chính phủ thì làm rất ít để ngăn chặn những xu hướng như vậy.

Chừng nào thị trường còn ủng hộ bản chất của thời kì “bùng nổ” và nuôi dưỡng nền kinh tế, thì điều này còn tiếp diễn cho đến khi nợ xấu và các vấn đề khác trở nên quá lớn để bỏ qua, dẫn đến thị trường sụp đổ. 

Môi trường kinh tế đã thay đổi khi giai đoạn “suy thoái” của chu kì tới. Chi tiêu cho tiêu dùng giảm, các ngân hàng và công ty cho vay đã kìm hãm các hoạt động cho vay của họ, việc tịch thu tài sản để thế nợ lan rộng trên thị trường nhà ở khi thế chấp mất hiệu lực và luật pháp liên bang đã nhanh chóng được soạn thảo để ngăn chặn mọi chuyện sẽ tái diễn. Các hành động này đều là phản ứng đi theo hướng procyclic.

Tham khảo:   Bậc tự do (Degrees Of Freedom) là gì? Công thức tính bậc tự do

Nền kinh tế càng bỏ xa thời kì khủng hoảng đó, chi tiêu càng gia tăng và một số luật được các định chế tài chính coi là phiền hà có thể bị kêu ca. Tâm lí như vậy cũng là theo xu hướng procyclic, bởi vì, trừ khi có một số động lực thúc đẩy để hành động khác đi, thì các tổ chức luôn mong muốn loại bỏ những gì được coi là hạn chế khi thị trường có vẻ đang thịnh vượng. 

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo