20. Kinh tế học

Bàn tay vô hình (Invisible hand) là gì? Lợi ích xã hội từ bàn tay vô hình

Hình minh họa (Nguồn: doanhnghiepmoi.net)

Bàn tay vô hình

Khái niệm

Bàn tay vô hình trong tiếng Anh là Invisible hand.

Bàn tay vô hình là một thuật ngữ được Adam Smith sử dụng để mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc phối hợp các quyết định độc lập của người mua và người bán lại với nhau. 

Theo A.Smith, chính bàn tay vô hình với tư cách cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa. Để minh họa cho nhận định này, ông nói rằng trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn trường hợp anh ta chủ trương làm điều đó. 

Theo N.G. Mankiw “nhà hoạch định xã hội nhân từ không cần thay đổi kết cục thị trường vì bàn tay vô hình đã định hướng người bán và người mua phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tối đa hoá tổng thặng dư. Kết luận này lí giải tại sao các nhà kinh tế thường cho rằng thị trường tự do là cách tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế” (tr. 170, cuốn Nguyên lí kinh tế học, NXB Thống kê).

Tham khảo:   Nền kinh tế mở (Open Economy) là gì?

Lợi ích xã hội từ bàn tay vô hình

Cũng theo A.Smith mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội chỉ nhằm phục vụ lợi ích của chính các cá nhân đó, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, thông qua phân công lao động (division of labor), thông qua thị trường và cơ chế giá cả, toàn bộ xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động riêng lẻ của các cá nhân, một “bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể.

Thậm chí, Adam Smith còn nhấn mạnh, “đóng góp cho xã hội (một cách tự phát) dựa trên việc theo đuổi (các) lợi ích cá nhân thường hiệu quả hơn nhiều so với đóng góp có chủ đích”.

Thuyết của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế), thuyết này đòi hỏi việc tự do kinh doanh và cạnh tranh, có sự thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. 

Tuy nhiên sau này, khi nền kinh tế các nước ngày càng trở nên phức tạp, thuyết Bàn tay vô hình đã bộc lộ những điểm lạc hậu và bất hợp lí, đặc biệt là cuộc Đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 – 1933 đã cho thấy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do nhiều khi đã phản tác dụng, dẫn tới đầu cơ, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế theo chu kì.

Tham khảo:   Lao động du lịch (Tourism Professional) là gì?

Hiện nay, người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết bàn tay vô hình để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.

(Tài liệu tham khảo: ThS. Ngô Đăng Thành, Cơ chế tự vận động của chủ nghĩa tự do mới và khủng hoảng tài chính toàn cầu)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo