22. Quản trị kinh doanh

Các vai trò quản lí của Mintzberg (Mintzberg’s Management Roles)

Hình minh họa

Các vai trò quản lí của Mintzberg

Khái niệm

Các vai trò quản lí của Mintzberg trong tiếng Anh là Mintzberg’s Management Roles.

Nhà quản lí có rất nhiều vai trò phải đảm nhiệm trong một tổ chức. Để đảm nhiệm chúng hiệu quả, anh ta hoặc cô ta phải hiểu rõ những trách nhiệm hoạt động, chiến lược hoặc chiến thuật mà mình phải thực hiện.

Dù không nêu rõ trong mô tả công việc, nhưng tùy vào từng thời điểm, người quản lí có thể phải trở thành một người huấn luyện, hay người lập kế hoạch chiến lược, liên lạc, cổ vũ, quản lí xung đột, giải quyết vấn đề, tổ chức, ra quyết định,v.v…

Những vai trò này có thể thay đổi mỗi ngày, nhưng chắc chắn là người quản lí phải hiểu rõ tất cả vai trò của mình và cách thực hiện chúng hiệu quả. Điều này có nghĩa là người quản lí phải có hiểu biết toàn diện về tất cả các chức năng kinh doanh, mục tiêu của tổ chức, mức độ trách nhiệm của mình và cách thức phù hợp để phục vụ cả khách hàng nội bộ và bên ngoài của tổ chức.

Henry Mintzberg đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để nghiên cứu vai trò và hành vi quản lí của một số giám đốc điều hành hoặc CEO. Mintzberg phát hiện ra rằng các nhà quản lí dành phần lớn thời gian để tham gia vào 10 vai trò cụ thể, và 10 vai trò này được phân loại vào ba nhóm khác nhau.

Tham khảo:   Doanh nghiệp với chính phủ (Business to Government) là gì?

(Theo study.com)

Phân loại nhóm các vai trò của nhà quản lí 

Nhóm các vai trò có liên quan tới các cá nhân: Cung cấp thông tin và ý tưởng 

Tấm gương: Người quản lí có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý và  đại diện trong những dịp quan trọng; là một nguồn cảm hứng để nhân viên noi theo

Lãnh đạo: Nhà quản lí hướng dẫn và chỉ đạo cho bộ phận hoặc nhóm mà mình chịu trách nhiệm. Nhà quản lí dành thời gian để truyền đạt các mục tiêu, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ nhân viên, cung cấp nguồn lực, đánh giá hiệu suất và thúc đẩy nhân viên tạo ra mức năng suất cao hơn.

Liên lạc: Nhà quản lí giao tiếp với các thành viên bên trong và bên ngoài tổ chức; tạo ra các mạng lưới cho tổ chức.

Nhóm các vai trò thông tin: Xử lí thông tin

Giám sát: Nhà quản lí phải thường xuyên tìm kiếm thông tin liên quan đến tổ chức và ngành, tìm kiếm những thay đổi có liên quan trong môi trường hoạt động; đồng thời phải giám sát nhân viên của mình, về cả năng suất và sức khỏe của họ.

Phổ biến: nhà quản lí truyền đạt thông tin hữu ích tiềm năng cho đồng nghiệp và nhóm của mình.

Tham khảo:   Trợ lí nghiên cứu (Research Associate) là ai? Những yêu cầu và kĩ năng đối với công việc

Người phát ngôn: nhà quản lí đại diện và phát biểu thay mặt cho tổ chức; chịu trách nhiệm truyền thông tin về tổ chức và các mục tiêu của nó cho những người ngoài tổ chức.

Nhóm các vai trò quyết định: Sử dụng thông tin 

Doanh nhân: nhà quản lí tạo ra và kiểm soát sự thay đổi trong tổ chức, bao gồm việc giải quyết các vấn đề, tạo ra ý tưởng mới và thực hiện chúng.

Giải quyết rắc rối: khi tổ chức hoặc nhóm gặp phải một rào cản bất ngờ, nhà quản lí phải chịu trách nhiệm giải quyết chúng; và cần giúp hòa giải các tranh chấp trong rắc rối đó.

Phân bổ tài nguyên: xác định cách phân bổ tài nguyên tối ưu cho tổ chức. Điều này liên quan đến việc phân bổ vốn, nhân viên và các nguồn lực khác.

Người đàm phán: nhà quản lí có thể cần tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán quan trọng trong nhóm, bộ phận hoặc tổ chức.

(Theo: mindtools.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo