24. Kinh doanh thương mại

Cấu trúc tổ chức (Organizational Structures) của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: pingboard)

Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Khái niệm

Cấu trúc tổ chức trong tiếng Anh được gọi là organizational structures.

Cấu trúc tổ chức là cách thức phân chia hoạt động giữa các cơ sở riêng biệt của một doanh nghiệp và thực hiện phối hợp hoạt động của các cơ sở này với nhau. 

Nếu cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp phù hợp với các kế hoạch chiến lược thì việc đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đó sẽ diễn ra một cách có hiệu quả hơn.

Phân loại 

– Phân cấp quản theo chiều dọc

Phân cấp quản theo chiều dọc là sự phân bổ thẩm quyền ra quyết định trong phạm vi một tổ chức (theo cơ chế tập trung hay cơ chế phân cấp). 

+ Quản lí tập trung (Centralized dicision making) là hình thức theo đó các quyết định được đưa ra ở các cấp quản cao nhất, chẳng hạn như trụ sở chính.

+ Ngược lại, phân cấp quản lí (decentralized dicision making) là trường hợp việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp quản trị thấp hơn trong hệ thống quản , thường là ở các chi nhánh nước ngoài. 

Phân cấp quản thường mang lại cho các chi nhánh ở nước ngoài quyền tự chủ lớn hơn trong việc quản hoạt động của mình.

Tham khảo:   Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarders Association - VIFFAS) là gì?

Trên thực tế, các doanh nghiệp ít khi thực hiện quản tập trung hay phân cấp quản hoàn toàn, mà thường tìm kiếm cách tiếp cận nào hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện quản tập trung ở một số khu vực thị trường, và thực hiện phân cấp ở các thị trường khác. 

Thông thường, chỉ có các nhà quản trị cao nhất mới là những người có quyền hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp. Ngược lại, họ không thể đưa ra các quyết định thường ngày ở các chi nhánh nước ngoài.

– Phân cấp quản theo chiều ngang

Phân công theo chiều ngang là việc chia một tổ chức thành các đơn vị nhỏ hơn (như các bộ phận kinh doanh, các phòng ban, các chi nhánh). 

Có nhiều cách khác nhau để các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, có 4 loại cấu trúc tổ chức phổ biến nhất được các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lựa chọn và áp dụng.

+ Cấu trúc phân ban quốc tế (International Division Structure)

Cấu trúc phân ban quốc tế là cấu trúc tổ chức có sự tách biệt các hoạt động kinh doanh quốc tế với các hoạt động kinh doanh nội địa bằng cách thành lập một bộ phận quốc tế riêng biệt có người quản riêng.

Tham khảo:   Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và hợp tác ASEAN trong lĩnh vực kinh tế

+ Cấu trúc khu vực địa toàn cầu (Wordwide area Structure)

Cấu trúc khu vực địa là cấu trúc tổ chức trong đó toàn bộ các hoạt động toàn cầu của doanh nghiệp được tổ chức theo nước hay theo khu vực.

+ Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu (Wordwide product Division Structure)

Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu là cấu trúc tổ chức trong đó toàn bộ các hoạt động toàn cầu của doanh nghiệp được tổ chức theo các nhóm sản phẩm. 

Mỗi nhóm sản phẩm được chia thành các đơn vị nội địa và quốc tế. Mỗi đơn vị này đều thực hiện các chức năng sản xuất, phát triển sản phẩm, marketing…

+ Cấu trúc ma trận toàn cầu (Global Matrix Structure)

Cấu trúc tổ chức trong đó toàn bộ các hoạt động toàn cầu của doanh nghiệp được tổ chức đồng thời vừa theo khu vực địa vừa theo nhóm sản phẩm.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo