24. Kinh doanh thương mại

Hình thức cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển trong đấu thầu là gì?

Cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển

Cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển là hình thức lựa chọn nhà thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu. Tất cả các nhà thầu có mong muốn và đáp ứng những yêu cầu cơ bản đều có thể nhận được hồ sơ mời thầu do bên mời thầu cung cấp.

Hình thức cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển được bên mời thầu lựa chọn áp dụng đối với những gói thầu có yêu cầu về kĩ thuật không phức tạp, qui mô không lớn, nhiều nhà thầu trên thị trường có khả năng thực hiện được. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hạn chế của hình thức cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển

Với bên mời thầu

1. Tốn nhiều thời gian lựa chọn nhà thầu do phải đánh giá nhiều hồ sơ dự thầu.

Khi số lượng nhà thầu tham gia lên tới hàng chục, trong đó có những nhà thầu mới trên thị trường hoặc chưa từng được bên mời thầu biết đến, việc đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trở nên không dễ dàng.

Ngoài việc tốn thời gian đánh giá một số lượng lớn hồ sơ dự thầu chỉ để lựa chọn một nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu còn phải tốn thêm thời gian để tìm hiểu, xác minh nhiều thông tin trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu mới.

Tham khảo:   SEM (Search Engine Marketing) là gì? Giới thiệu về Pay Per Click và SEO

Ở phần lớn các quốc gia đang phát triển, hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp nói chung và nhà thầu nói riêng còn nhiều hạn chế, tại một số quốc gia còn chưa hình thành hệ thống này. Do đó, bên mời thầu rất khó, thậm chí không thể tiếp cận được những thông tin chính xác về nhà thầu.

Ở một số quốc gia khác, mặc dù đã có hệ thống thông tin dữ liệu về nhà thầu, nhưng công tác quản lí của nhà nước còn bị buông lỏng do chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống, nên thông tin thiếu cập nhật, thiết chính xác và gây khó khăn cho bên mời thầu khi đánh giá năng lực của nhà thầu.

Do đó, một điều rất dễ hiểu là không ít bên mời thầu muốn tìm kiếm nhà thầu thông qua những mối quan hệ quen biết sẵn có hoặc qua sự giới thiệu của người quen.

2. Hạn chế việc duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài với các nhà thầu.

Trong hình thức cạnh tranh rộng rãi, bên mời thầu không được đưa ra những điều kiện làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Bên cạnh đó, bên mời thầu lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa vào hồ sơ dự thầu nên nhà thầu được lựa chọn có thể là nhà thầu chưa từng có mối quan hệ hợp tác với bên mời thầu.

Tham khảo:   Xuất khẩu (Export) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Điều này khiến cho bên mời thầu không thể duy trì mối quan hệ hợp tác sẵn có với nhà thầu đã từng thực hiện những gói thầu trong quá khứ. Về lí thuyết thì việc lựa chọn này không làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đấu thầu, tuy nhiên, trong thực tế thì bên mời thầu đôi khi có tâm lí e ngại khi lựa chọn nhà thầu mới để kí kết hợp đồng thực hiện gói thầu.

Sự quen biết, tin tưởng hay sự chia sẻ khó khăn trong kinh doanh của các bên lại là những nội dung không được đề cập tới trong hoạt động đấu thầu.

Với nhà thầu

Hình thức cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển cũng khiến nhà thầu phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, giảm khả năng trúng thầu, dẫn tới tốn kém thời gian và chi phí dự thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo