24. Kinh doanh thương mại

Nhà thầu phụ (Subcontractor) là gì? Nội dung sử dụng nhà thầu phụ

Nhà thầu phụ (Subcontractor) (Nguồn: eSUB)

Nhà thầu phụ (Subcontractor)

Nhà thầu phụ – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Subcontractor.

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Đây là nhà thầu được nhà thầu chính lựa chọn để thực hiện một số công việc không quan trọng của gói thầu nếu nhà thầu chính trúng thầu.

Nội dung sử dụng nhà thầu phụ

Việc sử dụng nhà thầu phụ xuất phát từ mong muốn của cả nhà thầu thầu và cả chủ đầu tư. Đối với nhà thầu chính, sử dụng nhà thầu phụ sẽ giảm bớt áp lực công việc, đồng thời có thể tiết kiệm được chi phí. 

Đối với quốc gia của bên mời thầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, khi các nhà thầu trong nước còn hạn chế về năng lực dẫn đến khả năng thắng thầu rất thấp, việc nhà thầu nước ngoài trúng thầu và sử dụng nhà thầu trong nước làm nhà thầu phụ sẽ giúp nhà thầu trong nước có việc làm, và dần dần nâng cao năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm.

Tham khảo:   Phân luồng tờ khai là gì? Nội dung phân luồng tờ khai

Một số quốc gia đưa ra qui định về sử dụng nhà thầu phụ trong nước như là điều bắt buộc đối với các nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu.

Nhà thầu phụ không tham gia vào quá trình đấu thầu, và không chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ đầu tư về việc thực hiện gói thầu. Tùy điều kiện cụ thể của gói thầu mà bên mời thầu chấp thuận, hoặc không chấp nhận sự tham gia của nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện hợp đồng. 

Thông thường, đối với những gói thầu tư vấn gồm nhiều công việc khác nhau, bên mời thầu cho phép sử dụng nhà thầu phụ. Khi đó, hồ sơ mời thầu cần qui định rõ liệu các nhà thầu chính có phải nêu cụ thể tên của nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu hay không, và những yêu cầu tối thiểu mà nhà thầu phụ phải đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực.

Yêu cầu nhà thầu xác định danh tính nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầy sẽ giúp bên mời thầu đánh giá khả năng thực hiện công việc nếu nhà thầu chính trúng thầu, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Việc sử dụng nhà thầu phụ nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới tình trạng “bán hợp đồng”, và làm ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện gói thầu. 

Tham khảo:   Liên doanh (Joint Venture) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Vì vậy, nhóm chuẩn bị cần nghiên cứu kĩ đặc điểm của gói thầu để đề xuất những công việc của gói thầu, hoặc một tỉ lệ nhất định của giá trị gói thầu được phép sử dụng nhà thầu phụ để đảm bảo chất lượng. Những gói thầu có qui mô không lớn và đơn giản thường không sử dụng nhà thầu phụ. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo