01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất- thước đo hiệu quả quản lý của doanh nghiệp

  1. Khái niệm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất chính là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hay bạn có thể hiểu, chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp hay một nahf sản xuất phải bỏ ra để chi mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho DN.

Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, bất kỳ DN nào cũng đều phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm thiểu chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho DN.

  1. Phân loại chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất liên quan tới hoạt động sản xuất nên cũng bao gồm rất nhiều các chi phí liên quan. Vì vậy cũng có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu chí khác nhau.

+) Phân loại theo yếu tố chi phí.

Căn cứ vào nội dung kinh tế mà sắp xếp các loại chi phí đầu vào giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Phân loại theo tiêu thức này, DN không phân biệt nơi chi phí phát sinh cũng như mục đích của chi phí ấy. Theo yếu tố chi phí thì chi phí sản xuất gồm:

– Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu mà được DN sử dụng cho hoạt động sản xuất.

– Chi phí nhân công: đây là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả hay tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên chức trong DN.

– Chi phí khấu hao TSCĐ là giá trị khấu hao mà DN phải trích cho TSCĐ sử dụng trong DN phục vụ sản xuất.

– Chi phí mua ngoài là số tiền àm DN chi trả cho các dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện nước, điện thoại…

Tham khảo:   Biểu Đồ Histogram Trong Quản Lý Chất Lượng

– Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ các khoản chi phí khá mà DN trả bằng tiền mặt dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN như chi phí tiếp khách, hội họp…

Mục đích của cách phân loại theo chi phí như trên sẽ giúp DN biết được chi phí sản xuất gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu.

+) Phân loại theo khoản mục chi phí.

Căn cứ vào công dụng của chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí thực tế của cá loại nguyên vật liệu được DN sử dụng trực tiếp cho sản xuất.

– Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các  khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

– Chi phí sử dụng máy thi công: đây là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời sử dụng máy thi công.

– Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất  trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Trong chi phí sản xuất bao gồm có: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Mục đích của cách phân loại theo khoản mục chi phí như trên giúp DN tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và có thể đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.

Tham khảo:   10 Lỗi thường gặp khi bắt đầu chuyển đổi theo mô hình sản xuất tinh gọn

+) Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản xuất sản phẩm.

Dựa vào mối quan hệ này, chi phí sản xuất bao gồm:

– Chi phí cố định: đây là nhứng khoản chi phí mang tính tương đối ổn định, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất được trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng sản phẩm tăng thì chi phí tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm.

– Chi phí biến đổi: đây là những khoản chi phí thay đôi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm.  Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy…đây đều thuộc chi phí biến đổi. Bởi dù sản lượng sản phẩm sản xuất có thay đổi nhưng chi phi biến đổi cho một sản phẩm thì mang tính ổn định.

Mục đích của cách phân loại theo tiêu thức mối quan hệ này giúp DN trong việc phân tích điểm hòa vốn. Điều này giúp ích cho việc ra quyết định kinh doanh của DN.

  1. Ý nghĩa chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là thước đo giá trị đầu vào của DN.

Trong kinh tế học vi mô thì chi phí sản xuất chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và có mối quan hệ với nhiều vấn đề khác một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chí phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của DN, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội. Giảm chi phí sản xuất cũng chính là làm tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa cho DN, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của chi phí sản phẩm. Vì vậy khi tính giá thành của sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp, không chỉ nhìn vào chi phí sản xuất.

Tham khảo:   Quy Trình Sản Xuất Tinh Gọn Và Sự Cần Thiết Của 5S

Đánh giá và nhìn nhận chính xác về chi phí sản xuất giúp DN đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả cao hơn rất nhiều.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo