01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào

Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào? Việc nghiên cứu các loại chi phí sản xuất sẽ giúp việc tổ chức kế toán, hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp được vận hành đúng đắn và phát huy được vai trò của công tác quản lý sản xuất doanh nghiệp nói chung.

Bài viết hôm nay sẽ tập trung giải thích về ý nghĩa, vai trò cũng như cách phân loại chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thuật ngữ kinh tế này. Bên cạnh đó chính là tạo tiền đề cho các phương án giúp tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

chi phí sản xuất bao gồm

Chi phí sản xuất là gì

Nói đến việc sản phẩm được sản xuất ra của một doanh nghiệp, không thể không nhắc tới những chi phí cần thiết cho các nguyên vật liệu, đối tượng lao động cũng như sức lao động của con người được sử dụng hay phát sinh trong quá trình sản xuất. Những khoản chi phí này được gọi là chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm.

Hay nói cách khác, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, có thể phân biệt chi phí sản xuất và giá thành dựa vào các yếu tố dưới đây:

  • Về thời gian: Khác với chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất được tính ngay khi doanh nghiệp phát sinh chi phí trong kỳ giá thành chỉ được tính khi sản phẩm hoàn thành.
  • Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí sản xuất.
  • Chi phí sản xuất về bản chất là cơ sở để tính giá thành. Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khối lượng thành phẩm.

Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Hai chiến lược cạnh tranh cơ bản mà mọi doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường đáp ứng được ít nhất một trong số đó để có thể tồn tại và phát triển là chất lượng và giá thành. Một sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý là kết quả của công tác quản lý sản xuất đạt hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng. Chi phí sản xuất vì thế có ý nghĩa với không chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia.

  • Đối với doanh nghiệp: Chi phí sản xuất cho phép nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất và từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất.
  • Ở cấp độ nhà nước: Dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan kinh tế nhà nước có thể nhìn nhận một cách tổng thể và khách quan sự phát triển của nền kinh tế đất nước, từ đó đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều thành phần có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm những loại nào

Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất đảm bảo tính dễ dàng nhận biết, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, phân loại chi phí sản xuất có thể được tiến hành dựa trên các tiêu thức dưới đây.

Tham khảo:   Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

Cách thức phân loại này dựa trên nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp sao cho phù hợp. Các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh. Chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí gồm 5 loại:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Chi phí lao động: Các chi phí về tiền lương phải trả cho nhân công, các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm mọi chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại kỳ báo cáo.
  • Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên và được chi bằng tiền trong kỳ báo cáo.
Tham khảo:   Những yếu tố đóng góp và thách thức khi thực hành Kaizen trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế

Chi phí sản xuất theo cách phân loại này được chia thành ba khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương…
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng chưa được liệt kê ở hai khoản mục trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định (những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất) và chi phí sản xuất chung biến đổi (thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất).

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ gồm hai loại:

  • Chi phí biến đổi: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định. Điển hình của loại chi phí này là chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân.
Tham khảo:   DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT: LÀM THẾ NÀO CHO TỐT?

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại này chia chi phí sản xuất thành hai loại:

  • Chi phí trực tiếp: Bao gồm những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
  • Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ.

Phân loại chi phí sản xuất bao gồm nội dung cấu thành chi phí

Chi phí sản xuất phân loại theo phương thức này gồm:

  • Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương chi trả cho người lao động và chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo