01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chi phí sản xuất

Tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp cần nắm vững

Chi phí trong doanh nghiệp là gì?

Chi phí trong doanh nghiệp theo định nghĩa của chuẩn mực kế toán quốc tế chính là “sự giảm sút lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức giảm thiểu  tài sản hoặc sự gia tăng nợ phải trả”.

Nói một cách đơn giản, chi phí chính là tất cả các khoản doanh nghiệp cần bỏ ra để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng. Các chi phí này được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí đóng vai trò quan trọng trong khâu quản lý của doanh nghiệp bởi đây là cơ sở để chủ doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên để chi phí có thể được tận dụng hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần căn cứ vào những điều kiện sau:

  • Chi phí cần được xác định cụ thể, rõ ràng
  • Chi phí cần đảm bảo phù hợp với thu nhập
  • Chi phí tăng hay giảm cần liên quan đến sự thay đổi của nợ phải trả hoặc giá trị tài sản.

Ngoài ra, chi phí được doanh nghiệp phân bổ với mục đích sau:

  • Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ để đưa ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng đồng thời đem lại lợi nhuận cho công ty.
  • Cải thiện sản phẩm và dịch vụ sẵn có
  • Thúc đẩy quá trình phân phối dịch vụ và sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng
  • Xây dựng quy trình phân phối dịch vụ và sản phẩm

Phân loại các loại chi phí trong doanh nghiệp theo chức năng hoạt động

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần tốn nhiều khoản chi phí cho hoạt động sản xuất và ngoài sản xuất.

Chi phí sản xuất

Đây là chi phí bắt buộc với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho các hoạt động sản xuất chung.

  • Chi phí sử dụng cho nguyên vật liệu trực tiếp
Tham khảo:   Công thức tính 6 Sigma mà doanh nghiệp nào cũng cần biết

Đây là khoản tiền dùng để mua nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, phục vụ kinh doanh. Các tư liệu này thường gồm các vật liệu chính và phụ nhằm mục đích tăng chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm.

  • Chi phí cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm

Đây chính là phúc lợi dành cho nhân viên đi kèm với tiền lương khi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, công nhân hay nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất chung hoặc của nhân viên quản lý thuộc bộ phận sản xuất thì không được coi là chi phí nhân công trực tiếp.

  • Chi phí cho các hoạt động sản xuất chung

Chi phí sản xuất là những khoản phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhằm phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí này bao gồm tất cả các hao phí cho quá trình sản xuất và quản lý trực tiếp tạo ra sản phẩm như tiền lương cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản, thiết bị hay máy móc.

Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất là hao phí cho những hoạt động trong quy trình phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng cuối. Chi phí cho hoạt động sau sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất
  • Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới công tác chuẩn bị, phục vụ việc phân phối sản phẩm tới khách hàng. Các chi phí này thường gồm: chi phí bốc hàng, chi phí vận chuyển, chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí quảng bá sản phẩm,…

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp

Đây là các chi phí quản lý nhưng không liên quan trực tiếp tới sản phẩm mà liên quan tới công tác tổ chức của cả doanh nghiệp. Chi phí này thường gồm chi phí văn phòng, khấu hao tài sản cố định,…

Tham khảo:   Phương pháp TPM giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động

Phân loại các loại chi phí trong doanh nghiệp theo mức độ hoạt động

Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là các khoản phí có quan hệ tỷ lệ với kết quả sản xuất hoặc quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm của chi phí biến đổi bao gồm:

  • Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm thường sẽ không thay đổi.
  • Chi phí biến đổi gồm 2 thành tố là chi phí biến đổi tỷ lệ và chi phí biến đổi cấp bậc. Trong đó, chi phí biến đổi tỷ lệ là các khoản phí tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất hoặc quy mô hoạt động. Còn chi phí biến đổi cấp bậc là các khoản phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi đủ nhiều và rõ ràng .

Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản phí thực tế phát sinh và cố định liên quan tới lĩnh vực và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định thường có đặc điểm sau:

  • Chi phí cố định thường không biến đổi khí xét về quy mô hoạt động.
  • Chi phí cố định có thể được chia làm 2 dạng là chi phí cố định bộ phận và chi phí cố định chung. Trong đó, chi phí cố định bộ phận gồm chi phí khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp bình quân, tiền thuê nhà xưởng hàng tháng,…Chi phí cố định chung là những khoản phí liên quan tới cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp như tiền thuê văn phòng, ngân sách dành cho quảng cáo thương hiệu,…

Chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là các khoản phí nằm trong chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí hỗn hợp thường bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bán hàng và chi phí cho quản lý doanh nghiệp.

Một số phương pháp tối ưu hóa các loại chi phí trong doanh nghiệp

Cắt giảm chi phí văn phòng

Một trong những giải pháp tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp chính là cắt giảm văn phòng. Công ty hãy hạn chế mua những vật dụng văn phòng không cần thiết hoặc đàm phán với các thành viên để tối ưu diện tích văn phòng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo