22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược cánh đồng màu mỡ là gì? Ưu thế và thách thức

Hình minh hoạ (Nguồn: scout66com)

Chiến lược cánh đồng màu mỡ

Khái niệm

Chiến lược cánh đồng màu mỡ tạm dịch sang tiếng Anh là Fertile Field Strategy.

Chiến lược cánh đồng màu mỡ là một trong các chiến lược đổi mới khi phân loại chiến lược đổi mới của doanh nghiệp theo phong cách quản trị.

Chiến lược cánh đồng màu mỡ là chiến lược đổi mới tại doanh nghiệp hiện hành, muốn khai thác tài sản và năng lực hiện có để chớp lấy các cơ hội ngắn hạn và trung hạn trên một thị trường tương đối xác định. 

Chiến lược cánh đồng màu mỡ tập trung vào việc tìm kiếm và xác định các cơ hội đổi mới mà doanh nghiệp có thể thâm canh tốt từ năng lực cốt lõi của mình, tìm ra cách ứng dụng mới trên nguồn lực hiện tại, trong khi không phải đầu tư quá nhiều vào tài sản và năng lực mới.

Yêu cầu và nhiệm vụ

Năng lực cốt lõi là sự thành thạo chuyên môn hay năng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính, đem lại hiệu suất cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và được khách hàng đánh giá cao.

Những nhiệm vụ mà nhà quản trị đổi mới cần làm để triển khai thành công chiến lược cách đồng màu mỡ là:

– Nhận biết rõ ràng và đầy đủ về những nguồn lực và tài sản cốt lõi của doanh nghiệp, cùng với khả năng củng cố và khai thác nguồn lực đó cho các cơ hội đổi mới rộng mở hơn.

Tham khảo:   Tri thức hiện hữu (Explicit knowledge) và tri thức tiềm ẩn (Tacit knowledge) là gì?

– Xây dựng cơ chế và môi trường khuyến khích đổi mới, sao cho những người thành thạo chuyên môn truyền thống có được cái nhìn ở góc độ mới mẻ hơn, bên ngoài các hoạt động hiện tại của họ.

– Xây dựng các nhóm chuyên trách cho công việc tìm kiếm, nắm bắt và sàng lọc các cơ hội đổi mới.

Ưu thế và thách thức

Với chiến lược đổi mới này, doanh nghiệp có ưu thế là đã có sẵn các nguồn lực cần thiết, đã có năng lực quản thành thạo, đã có định hướng hoạt động tương đối hệ thống. 

Thế nhưng, doanh nghiệp hiện hành thường bị hạn chế bởi tư duy và hành động theo lối mòn, làm giảm tính đổi mới và sáng tạo. Thành công hiện tại và trước đây ủa doanh nghiệp thường là rào cản cho việc đổi mới công nghệ và thị trường, vì nó tạo ra một công thức kìm hãm sự thay đổi và cách tân.

Ví dụ

Vào cuối thập niên 1970, thế giới máy tính được thống trị bởi các dòng máy tính trung tâm (Mainframes), và IBM là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành. 

Vì thế, khi máy tính cá nhân xuất hiện (Personal computer), IBM không quan tâm nhiều bởi nó vẫn đang thành công với những chiến máy tính lớn và phân phối bằng cách cho các doanh nghiệp thuê lại. 

Tham khảo:   Đánh giá thực hiện công việc (Employee performance evaluation) là gì?

Sản xuất máy tính để bàn và bán những máy tính nhỏ, rẻ tiền cho các cá nhân là ý tưởng xa lạ đối với IBM. Cách duy nhất để IBM có thể đưa chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của họ ra thị trường là thông qua các nhóm kĩ sư làm việc độc lập, cách xa trung tâm chính của công ty. 

Đôi khi phương pháp tốt nhất để phá vỡ công thức cũ và nhắm đến thị trường mới là giao quyền chủ động cho một chi nhánh hay phòng ban mới. Bỏ qua những qui tắc cũ để bắt đầu một lối tư duy mới không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi doanh nghiệp đã thành công với những qui tắc đó. 

Nhưng đó lại là cách duy nhất để doanh nghiệp tiến vào thị trường mới mẻ, học cách đổi mới như doanh nghiệp trẻ triển vọng.

(Tài liệu tham khảo: Các loại hình chiến lược đổi mới, IPP, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo