24. Kinh doanh thương mại

Chính phủ điện tử (Electronic government) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: The Conversation

Chính phủ điện tử (Electronic government)

Định nghĩa

Chính phủ điện tử trong tiếng Anh là Electronic government. Có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử như sau:

Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (World Bank): “Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT-TT để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”.

– Định nghĩa của Liên Hợp quốc: “Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân”.

– Định nghĩa của Tổ chức đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.

Tham khảo:   Đấu giá trực tuyến (Online Auction) là gì? So sánh với đấu giá truyền thống

– Định nghĩa của Gartner: “Chính phủ điện tử là sự tối ưu hóa liên tục của việc cung cấp dịch vụ, sự tham gia bầu cử và quản bằng cách thay đổi các quan hệ bên trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và các phương tiện mới”.

– Định nghĩa của Nhóm nghiên cứu về chính phủ điện tử trong một thế giới phát triển: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ, cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin và làm cho chính phủ có trách nhiệm với công dân. Chính phủ điện tử có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ qua Internet, điện thoại, các trung tâm cộng đồng, các thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác”.

Đặc trưng và vai trò của Chính phủ điện tử

– Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản: Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản nhà nước.

Tham khảo:   Thủ tục điện tử (E-Procedures) đối với tàu thuyền là gì?

– Nói ngắn gọn, Chính phủ điện tử là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.

– Tham gia Chính phủ điện tử gồm ba chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Các mối quan hệ tương tác giữa ba chủ thể gồm:

+ G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân.

+ G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp.

+ G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau.

– Mục tiêu cơ bản của Chính phủ điện tử là cải tiến qui trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng công nghệ thông tin.

(Theo Masterskills; Giáo trình chính phủ điện tử, Đại học Phương Đông)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo