23. Chứng khoán

Cơ quan quản lí thị trường chứng khoán là gì? Các cơ quan

Hình minh hoạ (Nguồn: customsnews)

Cơ quan quản lí thị trường chứng khoán

Khái niệm

Cơ quan quản lí thị trường chứng khoán là các cơ quan thực hiện chức năng quản lí Nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán. 

Các cơ quan

Cơ quan quản lí và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau: do các tổ chức tự quản thành lập, trực thuộc Chính phủ hoặc có sự kết hợp quản lí giữa các tổ chức tự quản và Nhà nước. 

Nhưng nhìn chung, thị trường chứng khoán chịu sự quản lí và giám sát của hai nhóm chính:

– Cơ quan quản lí Nhà nước về thị trường chứng khoán

Các cơ quan này thực hiện chức năng quản lí thông qua việc ban hành hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên như Chính phủ, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường. 

Ngoài ra, các cơ quan này có thể sử dụng những hình thức khác để can thiệp vào thị trường trong các trường hợp cần thiết, khẩn cấp. 

Thông thường, các cơ quan quản lí nhà nước về thị trường chứng khoán gồm có: Ủy ban chứng khoán và các bộ ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tư pháp… 

Trong đó Ủy ban chứng khoán là cơ quan quản lí chuyên ngành đầy đủ của nhà nước trong lĩnh vực này. Đây là cơ quan đóng vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan để điều hành thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

Tham khảo:   Tách, gộp cổ phiếu (Stock Split and Stock Merge) là gì? Ý nghĩa

– Các tổ chức tự quản

Là các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán và được cơ quan quản lí Nhà nước về thị trường chứng khoán phân cấp quản lí một số lĩnh vực trên thị trường chứng khoán, trên cơ sở tuân thủ các qui định của cơ quan quản lí nhà nước. 

Các tổ chức này có hai đặc điểm cơ bản là phải tự cân đối thu chi dựa vào nguồn thu từ các hoạt động trên thị trường và hoạt động nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn thị trường. 

Thông thường trên thị trường chứng khoán có hai hình thức tổ chức tự quản:

+ Sở giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo qui định pháp luật. Cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức giao dịch chứng khoán đối với chứng khoán của các tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết. 

Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các qui định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các qui định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.

+ Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. 

Tham khảo:   Sàn giao dịch chứng khoán Úc (Australian Securities Exchange - ASX) là gì? Đặc điểm

Hiệp hội kinh doanh chứng khoán thường là tổ chức tự quản và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. 

Chức năng cơ bản của Hiệp hội như: 

Tập hợp các công ty chứng khoán để có tiếng nói thống nhất đóng góp ý kiến cho các cơ quan quản lí nhà nước về thị trường chứng khoán

Đề xuất ý kiến, nguyện vọng của các thành viên đối với các chính sách của Chính phủ để từ đó có thể bổ sung, sửa đổi các chính sách đó nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng là đầu mối thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ cho các thành viên; đại diện cho các thành viên trong việc liên kết, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế về kinh phí, chương trình đào tạo. 

Ngoài ra, Hiệp hội có thể là tổ chức ban xây dựng, ban hành, đề ra các nguyên tắc, qui tắc, qui chuẩn đạo đức nghề nghiệp, giám sát nội bộ, tránh cạnh tranh thiếu lành mạnh…

Nhìn chung, cơ quan quản lí Nhà nước và các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán, mặc dù có nhiệm vụ, cơ chế quản lí, tổ chức khác nhau nhưng đều có mục tiêu chính là đảm bảo tính ổn định và sự phát triển của thị trường. 

Do đó, trong quá trình quản lí, điều hành, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa hai tổ chức này.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về thị trường chứng khoán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   Quyền chọn phụ thuộc vào quĩ đạo của giá tài sản cơ sở (Path Dependent Option) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo