20. Kinh tế học

Công nghiệp nặng (Heavy industry) là gì? Các ngành công nghiệp nặng

Hình minh hoạ (Nguồn: thedestinyformula)

Công nghiệp nặng 

Khái niệm

Công nghiệp nặng trong tiếng Anh được gọi là Heavy industry.

– Công nghiệp nặng là một ngành kinh tế sử dụng nhiều vốn, rào cản gia nhập ngành cao và khả năng vận chuyển thấp… 

Khái niệm “nặng” đề cập tới những sản phẩm của ngành “công nghiệp nặng” được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác (hay là đầu vào cho các ngành công nghiệp khác) ví dụ như dầu, sắt, than, tàu… 

Ngày nay, nhiều tài liệu cho rằng công nghiệp nặng là ngành công nghiệp phá vỡ môi trường do gây ô nhiễm, phá rừng…

(Theo Investopedia)

– Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản. Ngành này đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Đây là một ngành không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn. 

Hiểu theo một cách đơn giản, công nghiệp nặng là sử dụng các máy móc để thay thế sản xuất bằng thủ công. Sản phẩm được tạo ra của ngành này dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.

Tham khảo:   Mô hình phục hồi hình chữ L (L-Shaped Recovery) là gì? Đặc điểm

Định nghĩa ở trên không bao trùm đầy đủ mọi đặc điểm của công nghiệp nặng. Một số định nghĩa công nghiệp nặng dựa vào khối lượng của sản phẩm được tạo ra. 

Một trong số đó căn cứ trên khối lượng trên chi phí sản phẩm, ví dụ một đô-la mua được lượng thép hoặc nhiên liệu nặng hơn một đô-la dược phẩm hoặc quần áo. 

Định nghĩa khác lại dựa trên khối lượng nguyên liệu qua tay mỗi công nhân hoặc dựa trên chi phí nguyên liệu trong tổng giá trị sản phẩm tạo ra.

– Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xưởng thép, nhà máy hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Công nghiệp nặng thường được xác định bởi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên cơ sở tác động đến môi trường. Những định nghĩa này nhấn mạnh qui mô tư bản ban đầu hoặc ảnh hưởng sinh thái bởi đặc thù của nguồn tài nguyên sử dụng, quá trình sản xuất và sản phẩm tạo thành. 

Tham khảo:   Lí thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay (Flying geese paradigm - FGP) là gì?

Theo nghĩa này thì công nghiệp bán dẫn sẽ “nặng” hơn công nghiệp hàng điện tử dân dụng cho dù các vi mạch đắt hơn rất nhiều dựa trên khối lượng của chúng.

Các ngành công nghiệp nặng

Luyện kim

Khai thác than

Sản xuất phân bón

Cơ khí

Điện tử – tin học

Công nghiệp năng lượng

(Tài liệu tham khảo: F-realm. Voer. Kizuna)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo