20. Kinh tế học

Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là gì? Phân loại và vai trò

Hình minh hoạ (Nguồn: nhandan)

Công nghiệp phụ trợ 

Khái niệm

Công nghiệp phụ trợ trong tiếng Anh được gọi là Supporting Industries.

Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính.

Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. 

Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với qui mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn, các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe… thường không được kể là công nghiệp phụ trợ vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với qui mô lớn. 

Trong ngành này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe…

Tham khảo:   Hiệp hội Hoa tiêu hàng hải Việt Nam (Vietnam Maritime Pilots Association - VMPA) là gì?

Phân loại

Có thể phân chia lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thành 3 nhóm lớn như sau:

– Công nghiệp phụ trợ cung cấp máy móc công cụ và trang thiết bị cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp lắp ráp, chế biến và công nghiệp hỗ trợ khác.

– Công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp chế biến cung cấp nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến như dệt may, da giày… Các ngành công nghiệp phụ trợ này không đòi hỏi nhân lực có kĩ năng cao, sản xuất ít loại nguyên liệu và không tác động lớn đến sản phẩm.

– Công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp lắp ráp cung cấp linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp lắp ráp như ô tô, xe máy, điện tử… 

Các ngành công nghiệp hỗ trợ này đòi hỏi lao động có kĩ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa cao su, yêu cầu đáp ứng với các tiêu chuẩn chung và có ảnh hướng lớn đến chất lượng sản phẩm (Kenichi Ohno, 2007).

Vai trò

Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng (broadening) vừa thâm sâu (deepening).

Tham khảo:   Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis) trong thẩm định dự án là gì?

(Tài liệu tham khảo: Lê Đăng Minh, Diễn đàn Khoa hoc, Đại học Văn Hiến)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo