22. Quản trị kinh doanh

Đổi mới marketing (Marketing Innovation) là gì? Nội dung đổi mới

Hình minh hoạ (Nguồn: marketingai)

Đổi mới marketing

Khái niệm

Đổi mới marketing trong tiếng Anh được gọi là marketing innovation.

Một cách đơn giản, marketing là việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu bằng giá trị thông qua sản phẩm được tạo ra. 

Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”. 

Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. 

Theo cách tiếp cận quản trị đối với marketing thì: “Marketing là những hoạt động mang tính quản trị đối với việc thiết kế sản phẩm, định giá bán, phân phối và xúc tiến bán tới những khách hàng mục tiêu nhằm thoả mãn họ và đạt mục tiêu của tổ chức”.

Vậy đổi mới marketing được định nghĩa như sau

Đổi mới marketing là việc thực hiện một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong tiếp thị hỗn hợp, bao gồm: thiết kế sản phẩm hoặc bao bì, phân phối, truyền thông hoặc giá cả. (Theo IGI Global)

Tham khảo:   Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler (Fiedler's Contingency Theory of Leadership) là gì?

Mục đích của đổi mới marketing là mang lại giá trị cho khách hàng và cải thiện lợi thế cạnh tranh. 

Quan điểm marketing hỗn hợp (marketing mix) chỉ ra rằng hoạt động marketing về cơ bản được triển thực hiện theo bốn nội dung (4Ps): Sản phẩm (product), giá (price), xúc tiến (promotion) và phân phối (place).

Đổi mới marketing được coi là một trong những lĩnh vực đổi mới quan trọng, cốt yếu của tổ chức bởi đổi mới chỉ thực sự hoàn thành nếu sản phẩm hay dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận. 

Nội dung đổi mới

Đổi mới trong lĩnh vực marketing bao gồm:

– Đổi mới sản phẩm: được thực hiện thông qua phát triển dòng sản phẩm; Cải tiến chất lượng, đặc điểm, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm; Hợp nhất dòng sản phẩm.

– Đổi mới về giá: được thực hiện thông qua thay đổi giá (tăng hoặc giảm giá) và chính sách giá (ví dụ: Chính sách giá hớt váng sữa, chính sách/chiến lược đi đầu về giá), thời hạn và các điều kiện thanh toán.

– Đổi mới hoạt động xúc tiến, truyền thông: Được thực hiện thông qua đổi mới nội dung quảng cáo hay các hình thức khuyến mại; Đổi mới kênh truyền thông và phương thức truyền thông; Tái định vị cho thương hiệu.

Tham khảo:   Quản trị chất lượng (Quality Management) là gì? Nội dung quản trị

– Đổi mới kênh phân phối: Được thực hiện thông qua thay đổi kênh phân phối; Tăng hoặc cắt giảm kênh phân phối; Đổi mới chính sách phân phối; Đổi mới phương thức giao hàng…

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về đổi mới, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo