20. Kinh tế học

Đối thoại xã hội (Social dialogue) là gì? Lợi ích của đối thoại xã hội

Hình minh họa (Nguồn: euractiv)

Đối thoại xã hội

Khái niệm

Đối thoại xã hội trong tiếng Anh gọi là: Social dialogue.

Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các loại hình thương lượng, tham vấn và trao đổi thông tin giữa các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động về các vấn đề quan tâm chung. 

Mục đích là thúc đẩy xây dựng sự đồng thuận và sự tham gia dân chủ trong thế giới việc làm. 

Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các loại hình thương lượng, tham vấn hay đơn giản là trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động về các vấn đề quan tâm chung liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội. 

Có thể là quá trình ba bên, trong đó chính phủ là một bên hoặc có thể chỉ là hai bên giữa người lao động và ban quản lí (hoặc công đoàn và các tổ chức của người sử dụng lao động) có thể có hoặc không có sự tham gia gián tiếp của chính phủ. 

Tham vấn có thể là không chính thức hoặc chính thức. Thường thì tham vấn là sự kết hợp cả hai. Tham vấn có thể diễn ra ở cấp quốc gia, khu vực hoặc doanh nghiệp. Nó cũng có thể là giữa các đơn vị chuyên môn, các ngành hoặc là kết hợp cả hai. 

Đối thoại xã hội là phần không thể tách rời của việc làm ổn định và năng suất cho tất cả phụ nữ và nam giới và là một kênh quan trọng để có được việc làm ổn định “trong điều kiện tự do, công bằng, an ninh và phẩm giá con người”. 

Tham khảo:   Địa tô độc quyền là gì? Địa tô độc quyền ở từng lĩnh vực

Công ước về Tự do hội họp và bảo vệ quyền tổ chức năm 1948 (Số 87) đã nêu bật tầm quan trọng của quyền tự do biểu cảm và hội họp của người lao động và người sử dụng lao động như là những điều kiện chính của đối thoại xã hội. 

Một năm sau (1949) Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể (Số 98) đảm bảo quyền của người lao động tham gia vào công đoàn và định rõ rằng các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động được hưởng sự bảo vệ đầy đủ chống lại bất cứ hành động can thiệp lẫn nhau nào và của các nhân viên hoặc thành viên của tổ chức mình tại cơ sở, cuộc họp mặt hay cơ quan hành chính.

Lợi ích của đối thoại xã hội

Lợi ích của đối thoại xã hội là không có giới hạn và liên tục. Giải quyết vấn đề cùng nhau thông qua sự hợp tác và hiểu biết luôn luôn tốt hơn là làm ngơ đối với quan điểm của người khác. 

Giải quyết các vấn đề dựa trên sự thiết lập mối quan tâm chung và hiểu biết các quan điểm rộng rãi hơn. Ngược lại, thiếu đối thoại xã hội sẽ dẫn đến xung đột, bất hoà và tiến bộ manh mún. 

Tham khảo:   Bẫy nghèo khổ (Poverty trap) là gì? Vai trò của Chính phủ và tư nhân giải quyết bẫy nghèo khổ

Dù đối thoại xã hội gồm hai bên, giữa các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động hay ba bên với sự tham gia trực tiếp của chính phủ, ưu điểm của nó là các bên tham gia vào quá trình này nói chuyện được với nhau và nỗ lực giải quyết vấn đề mà họ thấy là quan trọng. 

Hơn nữa, đối thoại xã hội dứt khoát có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ và doanh thu. Không có đòi hỏi nào cho rằng chỉ có một số vấn đề có thể được trao đổi hay một số vấn đề nằm ngoài giới hạn trao đổi. 

Điều cần thiết chỉ đơn giản là những người tham gia vào đối thoại xã hội nhất trí rằng vấn đề đó là đủ quan trọng để chia sẻ thông tin về nó, tìm ra quan điểm nếu cần thiết, thì thương lượng. Tất cả các vấn đề được coi là phù hợp với thế giới việc làm đều có thể được đưa vào chương trình nghị sự.

(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế – ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo