38. Văn hóa doanh nghiệp

Đừng để “chuyện bỏ việc” của Gen Z trở thành xu hướng được lan tỏa rộng rãi!

50% thế hệ Gen Z quyết định bỏ việc sau 3 tháng

Gen Z (1997 – 2012) sẽ sớm trở thành thế hệ đông nhất trong lực lượng lao động. Theo Pew Research, Gen Z chiếm khoảng 20% ​​lực lượng lao động vào năm và con số này tăng lên là 30% vào năm 2030”. So với các thế hệ khác, nhóm này đã phải trải qua cuộc Đại suy thoái và tham gia vào lực lượng lao động chính trong đại dịch COVID-19.

Chuyên gia về nơi làm việc Lauren Stiller Rikleen cho biết, thế hệ Gen Z nghỉ việc bởi vì yếu tố tuổi tác và kinh nghiệm làm việc. Cô nói: “Tôi luôn nghe từ những người lao động trẻ tuổi rằng họ không cảm thấy rằng mình được tôn trọng ở nơi làm việc do độ tuổi nhỏ với kinh nghiệm ít.  Mọi người cố gắng bỏ qua những đóng góp của thế hệ này.  Do vậy, Gen Z thường có xu hướng đi tìm các lựa chọn khác”.

Là lực lượng lao động trẻ nhất hiện tại, động lực nào khiến thế hệ Gen Z cống hiến?

Trong khi Gen Y (1981-1996) có thể cởi mở với mọi cơ hội thì Gen Z luôn “khắt khe” và cân nhắc hơn về các lựa chọn. Những thứ dành cho thế hệ trước chưa chắc đã phù hợp với thế hệ Gen Z.

Sống ở thời đại có nền công nghệ tân tiến, do đó Gen Z luôn phát huy hết năng lực và rất sáng tạo. Một nghiên cứu từ Dell Inc., 80% Gen Z mong muốn được làm việc tại những nơi sở hữu công nghệ hiện đại và tiên tiến. Khi nói đến quá trình đưa ra quyết định lựa chọn công việc, 91% Gen Z cho rằng công nghệ chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến họ. Bên cạnh cân nhắc yếu tố công nghệ, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến một vài khía cạnh khác để có thể đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực trẻ dồi dào này.

Bà Ana Recio, phó chủ tịch điều hành của công ty tuyển dụng toàn cầu Salesforce bày tỏ quan điểm của mình: “Gen Z đã chứng minh rằng hiệu quả công việc của bạn không phụ thuộc vào việc bạn ở công ty từ 9h-17h. Gen Z là thế hệ tiên phong mở đường cho lực lượng lao động từ xa và linh hoạt”.

Một lộ trình thăng tiến rõ ràng cũng là động lực lớn để cống hiến của đội ngũ nhân viên Gen Z. Điều này sẽ giúp cho các bạn trẻ “toàn tâm toàn ý” chấp nhận ở lại học hỏi, phát triển và gắn bó lâu dài với tổ chức. Một báo cáo của LinkedIn cho thấy, 76% Gen Z tham gia khảo sát coi việc học tập và nâng cao chuyên môn là chính là chìa khóa cho sự thăng tiến. Bên cạnh đó, 57% người thuộc thế hệ Gen Z được hỏi trong báo cáo của Viện Lực lượng Lao động nói rằng họ mong muốn được thăng chức ít nhất một lần mỗi năm.

Có một thực tế chỉ ra rằng, lương thưởng không phải yếu tố mà Gen Z đặt lên hàng đầu. Hầu hết các bạn trẻ sẽ ưu tiên giá trị văn hóa công ty tại nơi mà họ sắp “dấn thân” vào, họ có xu hướng chọn làm việc tại những tổ chức có giá trị văn hóa phù hợp với niềm tin và quan điểm của họ. Những tổ chức có sự đa dạng văn hóa và khả năng hòa nhập dễ dàng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định có nên tiếp tục làm việc của thế hệ Gen Z.

Tham khảo:   Tổng hợp 10 mẫu bảng mô tả công việc đa ngành nghề chuẩn nhất

Giữ chân Gen Z bằng cách nào khi tư tưởng “thích thì nghỉ” đã ăn sâu vào tiềm thức?

Một khảo sát toàn cầu của Deloitte với sự tham gia của hơn 14.000 thành viên Thế hệ Z đến từ 46 quốc gia: khoảng 1/3 trong số họ quyết định nghỉ việc không phải vì lý do đi tìm những cơ hội mới.

Vậy Gen Z mong muốn điều gì ở một môi trường công sở?

Nâng cao trình độ chuyên môn

Gen Z là thế hệ sở hữu động lực rất cao để thăng tiến và phát triển sự nghiệp. 8 trong 10 bạn trẻ cho rằng họ sẽ rời khỏi công ty nếu cảm thấy không có cơ hội thăng tiến. Thế hệ lao động Gen Z sẽ cảm thấy bản thân có giá trị, được phát triển nghề nghiệp của mình và có xu hướng gắn bó hơn với tổ chức khi được tham gia các chương trình huấn luyện, đào tạo nâng cao chuyên môn.

Kết nối và tương tác thường xuyên

Gen Z là thế hệ coi trọng sự tương tác. 84% gen Z thích giao tiếp trực tiếp với sếp và 78% cho rằng thích trò chuyện mỗi ngày với đồng nghiệp của mình. Họ luôn muốn nhận được phản hồi liên tục mang tính xây dựng từ đồng nghiệp và cấp trên. Kamyar Shah, nhà sáng lập của công ty tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, phần đông giới trẻ thích nói chuyện trực tiếp hơn là trao đổi qua tin nhắn. Ông đã đưa ra danh sách gợi ý cho các tổ chức:

Tham khảo:   Top 4 cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Sự công nhận chính là động lực quan trọng nhất

Sự công nhận đối với Gen Z không chỉ là công nhận về kết quả và những nỗ lực mà họ đã tạo ra, mà còn là sự lắng nghe của doanh nghiệp. Một trong những cách để giữ chân Gen Z chính là tạo cho họ cảm giác được tôn trọng. Thế hệ này luôn mong muốn học hỏi và tìm tòi mọi thứ, việc công nhận và đánh giá “sự hiểu biết” đó cũng là một các tạo ra động lực và thúc đẩy khả năng làm việc của những “đứa trẻ” Gen Z này.

Masterskills giúp thu hút và giữ chân nhân sự Gen Z lên tới 77% như thế nào?

Hiện nay các doanh nghiệp Việt đều đang loay hoay với câu hỏi: “Giữ chân Gen Z ra sao? Tổ chức có thể sử dụng công cụ nào để thực hiện các chiến lược giữ chân một cách hiệu quả nhất?” Theo đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng Nền tảng giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện – Masterskills.

95,6% khách hàng trải nghiệm Masterskills thành công đều đồng ý rằng: Nền tảng đã thúc đẩy các hoạt động giúp giữ chân nhân tài, giảm thiểu tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, tăng khả năng tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp”.

Tham khảo:   Bình thường mới môi trường làm việc - Xu hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Mặc dù rõ ràng Gen Z khác với các thế hệ khác về nhiều mặt, nhưng không có sự khác biệt nào của họ đi kèm với những thay đổi không thể vượt qua. Bằng việc tôn trọng sự đa dạng của thế hệ Gen Z, nhà quản lý có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn so với các thế hệ khác trong lực lượng lao động.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc