38. Văn hóa doanh nghiệp

Tại sao các tổ chức nên hướng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh?

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là giao tiếp mà còn là giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh, thái độ, niềm tin của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa thực sự chú trọng tới yếu tố văn hóa công ty dù nó mang lại nhiều giá trị và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tổ chức. Vậy văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng Masterskills tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một khảo sát của Glassdoor, nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới đã chỉ ra rằng: 77% nhân viên sẽ cân nhắc nền văn hóa của một doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển vào doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, khi đề cập đến mức độ hài lòng trong công việc, 56% người lao động cho rằng văn hóa tổ chức quan trọng hơn cả tiền lương hàng tháng.

1. Văn hóa doanh nghiệp mang lại những lợi ích gì cho tổ chức?

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm tất cả những thái độ, niềm tin, giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cũng chính là tài sản vô hình của một công ty, tổ chức.

Một số lợi ích của văn hoá doanh nghiệp mang lại cho tổ chức:

2. Những điều cần biết về văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới sự tồn tại, vận hành và phát triển của cả một tổ chức. Xây dựng văn hóa công ty sẽ quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. Nếu tầm nhìn cho thấy mục tiêu, chiến lược dài hạn của doanh nghiệp thì giá trị cốt lõi là thước đo và tiêu chuẩn để điều chỉnh tư duy và hành vi của mỗi nhân viên theo đúng hướng để đạt được tầm nhìn đó.

Tham khảo:   4 khía cạnh quan trọng trong định hướng thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo cần làm cho nhân viên hiểu về tầm nhìn, về giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi. Hiểu được tầm nhìn và giá trị đấy, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng và hy vọng vào tiềm năng phát triển của công ty. Điều đó chính là động lực thúc đẩy khiến nhân viên muốn cống hiến công sức và thời gian để đạt được mục tiêu đề ra.

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Môi trường làm việc tích cực giúp mọi người tương tác và trở nên gắn bó với nhau nhiều hơn, tạo sự thân thiết và kích thích óc sáng tạo. Trong một nền văn hoá chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức?

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến tinh thần làm việc của mỗi người. Nếu được làm việc ở một nơi có văn hóa phù hợp, các thành viên sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn và gắn kết hơn với doanh nghiệp, dẫn đến năng suất làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu như người lao động cảm thấy không phù hợp với văn hóa công ty hiện tại, họ sẽ bị áp lực và chán nản với công việc.

Gợi ý: Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì

3. Xây dựng VHDN vững mạnh, bền chặt mang lại những giá trị gì cho tổ chức?

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều đầu tiên mà ứng viên tìm hiểu khi chuẩn bị ứng tuyển. Để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng, việc truyền tải và thể hiện văn hóa của tổ chức thông qua nhận diện thương hiệu là điều không thể bỏ qua.

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Thường xuyên tổ chức những hoạt động những sự kiện, minigame online để nhân viên có thời gian thư giãn, kết nối cùng đồng nghiệp cũng giúp họ làm việc tích cực hơn.

Tham khảo:   Thách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong môi trường làm việc hybrid

Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, có giá trị vì là một thành viên của doanh nghiệp, thúc đẩy ý thức về lòng trung thành của nhân viên. Nhiều người có xu hướng không quá chú trọng vào tiền lương, họ sẵn sàng gắn bó với công ty vì môi trường làm việc tích cực, vui vẻ, giúp họ có động lực đi làm mỗi ngày.  

Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, gia tăng sự gắn kết của các thành viên trong đội ngũ. Trò chuyện mỗi ngày, tương tác với đồng nghiệp để gia tăng tinh thần đoàn kết chính là cách tốt nhất để hạn chế các xung đột không đáng có. Các lãnh đạo, quản lý có thể khuyến khích nhân viên Call Audio/ Video HD để làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Văn hóa công ty bao gồm cách ứng xử của ban lãnh đạo đối với nhân viên, việc cải thiện chế độ đãi ngộ nhân viên trong công ty không chỉ góp phần thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà còn thu hút những ứng viên tài năng. Những điều này đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức.

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, các công ty và tổ chức có thể sử dụng nền tảng kết nối nội bộ Masterskills – được xây dựng và phát triển như một mạng xã hội dành cho doanh nghiệp, cung cấp cho người dùng một profile riêng biệt để phục vụ công việc, kết nối và trao đổi thông tin nhanh chóng. Ví dụ như: triển khai các hoạt động đào tạo, định hướng nhân viên thông qua tính năng Nhóm chung, nhóm Chat. Lãnh đạo, quản lý chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty qua Zoom, Livestream. Tổ chức các sự kiện, mini game online và thông báo đến toàn bộ nhân viên qua bài Post… Nhờ vậy, nhân sự có cơ hội nói chuyện, tương tác với nhau, xóa bỏ khoảng cách giữa các cá nhân với tổ chức góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Tham khảo:   Một số mô hình văn hoá doanh nghiệp của các tập đoàn lớn tại Việt Nam

Cách đào tạo nhân viên hiệu quả trong văn hóa doanh nghiệp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo