38. Văn hóa doanh nghiệp

Những nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp của các startup ở thế kỷ XXI

Startup và bài toán xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong hai năm trở lại đây. Thước đo nào cho nền văn hóa doanh nghiệp của các công ty non trẻ ở thế kỷ XXI trở nên vượt trội, bền vững và có dấu ấn riêng? Cùng Masterskills khám phá những nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp của các startup mới mẻ trong nội dung bên dưới!  

Startup có cần chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp không?

Trong bức thư gửi toàn bộ nhân viên Airbnb vào năm 2013, Brian Chesky đã trả lời câu hỏi “Tại sao văn hóa lại quan trọng với startup?”.

Brian cho rằng: “Khi văn hóa càng mạnh, công ty sẽ cần ít các quy trình hơn. Một khi văn hóa đã mạnh, bạn có thể tin tưởng rằng mọi người đều đang làm những điều đúng đắn. Từng cá nhân sẽ trở nên độc lập và tự chủ. Các thành viên sẽ trở thành một người “lãnh đạo” trong chính vị trí của mình. Và khi chúng ta có một công ty với tinh thần doanh trí, chúng ta sẽ có khả năng thực hiện những “bước nhảy vọt” mạnh mẽ”.

Với Brian, văn hóa doanh nghiệp liên hệ mật thiết với tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty đó. Một tổ chức có văn hóa mạnh mẽ sẽ hình thành nên mục tiêu chung cho công ty và mọi thành viên trong đó. Mọi người đều hướng đến một cái đích nhất định, hiểu doanh nghiệp của mình cần gì, hướng đến điều gì, các thành viên khác làm việc thế nào? Và quan trọng hơn, tập thể trong một tổ chức có văn hóa doanh nghiệp vững mạnh thể hiện được sự thống nhất về những giá trị cốt lõi của công ty ngay từ phong cách làm việc, hình ảnh thể hiện ra bên ngoài, đến những niềm tin, mindset và tầm nhìn chung.

Một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ như vậy trong mọi tổ chức sẽ đem lại nhiều giá trị lớn lao như:

Văn hóa doanh nghiệp bền vững cũng chính là động lực phát triển thịnh vượng cho công ty. Và trong quá trình gọi vốn Series C vào 2012, một trong những lý do nhà đầu tư lựa chọn Airbnb chính là bởi văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ mà Airbnb đã xây dựng được. Lời khuyên mà nhà đầu tư dành cho Airbnb thời điểm ấy chính là: “Don’t fuck up the culture! – Đừng hủy hoại văn hóa công ty!”.

Tham khảo:   Tại sao các tổ chức nên hướng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh?

Những nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp của các startup ở thế kỷ XXI là gì?

Bà Thái Vân Linh, nhà sáng lập TVL Group (hoạt động trong mảng đào tạo từ các doanh nghiệp lớn đến các nhóm nhỏ) cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những người lãnh đạo. Để đội ngũ tự nguyện làm việc chăm chỉ, hiệu quả, chính người lãnh đạo phải thể hiện họ là người nhiệt huyết với công việc, kiên định với mục tiêu mà cả đội ngũ đều đang theo đuổi.

Họ chính là những tấm gương để nhân viên nhìn và thực hiện theo. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ngay từ lần đầu email, trò chuyện và phỏng vấn ứng viên. Dù nhân viên của bạn có rời đi, văn hóa vẫn tiếp tục duy trì và không có kết thúc”.

Muốn xây dựng một đội ngũ có năng lực và thấu hiểu về sứ mệnh công ty, lãnh đạo cần thực sự chú trọng trong công tác truyền thông nội bộ. Phải truyền thông cho toàn bộ nhân viên của mình hiểu rõ ràng về mục tiêu, sứ mệnh thực sự của các dự án. Bởi lẽ, với các công ty startup, thị trường chưa sẵn sàng đón nhận sản phẩm, đội ngũ dễ bị xao nhãng bởi sự hào nhoáng nên các nhà lãnh đạo phải đặt vấn đề truyền thông nội bộ sao cho minh bạch với tập thể của mình lên hàng đầu. Văn hóa doanh nghiệp thường sẽ bắt đầu từ người sáng lập và truyền tải hiệu quả nhất đến các thành viên nội bộ để toàn bộ máy vận hành đồng nhịp.

Theo một khảo sát mới của Gallup thời gian đây cho thấy: “51% lực lượng lao động Mỹ không tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng của công ty. Điều này không thúc đẩy được các công ty phát triển bởi thiếu hụt cảm giác gắn bó, thấy mình là một phần của doanh nghiệp. Do đó, tiếng nói được lắng nghe đến từ mỗi nhân viên là rất quan trọng”.

Tham khảo:   Đừng để “chuyện bỏ việc” của Gen Z trở thành xu hướng được lan tỏa rộng rãi!

Nhân sự tại mỗi tổ chức khi được tham gia vào các quyết định, sáng kiến thay đổi sẽ tạo ra bầu không khí làm việc tích cực hơn. Và với việc nhân viên cảm thấy hạnh phúc, năng suất tăng lên, tỷ lệ làm hài lòng của các startup sẽ cao hơn, đồng nghĩa với doanh thu được cải thiện.

Tại Airbnb, nhân viên luôn được tham gia đóng góp ý kiến trong các sự kiện lớn và các quyết định quan trọng. Điều này cho họ cảm giác về quyền sở hữu và khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa trong một tổ chức”, ông Brian Chesky – Giám đốc điều hành của Airbnb tâm sự.

Hầu hết các startup hiện nay đều có số lượng nhân sự khá khiêm tốn nên việc phòng ban trong công ty thực hiện đa nhiệm vụ, thành viên phụ trách nhiều vị trí khác nhau là điều rất dễ hiểu. Vì vậy, nhà lãnh đạo có thể nhân cơ hội đó, tạo lập những bước đầu trong quy trình xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, bền vững ngay từ sớm. Và một trong những bước quan trọng đó chính là để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định.

Tại startup Buffet, ông Joel Gascoigne – Tổng giám đốc của doanh nghiệp này đã biến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trở thành ưu tiên thứ nhất trong các hạng mục ưu tiên của tổ chức ngay từ những ngày đầu.

Tại mỗi giai đoạn kinh doanh, Joel đánh giá văn hoá công ty và thay đổi dựa trên sự tăng trưởng. “Khi công ty phát triển, bạn cũng phải mở rộng quy mô văn hoá. Điều đó có nghĩa là văn hóa cho một nhóm ba người sẽ rất khác so với văn hóa của một nhóm 20 người”, ông Joel cho biết. Văn hóa không tự nhiên sinh ra mà cần một quá trình xây dựng, phát triển, thực hành các quy tắc ứng xử nơi công sở. “Văn hóa doanh nghiệp trong những công ty khởi nghiệp là sự kết hợp tính cách của đội ngũ sáng lập”, Tổng giám đốc Buffer nhận định.

Tham khảo:   5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững

Việc chủ động xây dựng và thay đổi văn hóa doanh nghiệp sớm cho thấy tầm nhìn của nhà lãnh đạo có chiều sâu cho kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững của đội ngũ. Tập thể vững mạnh cần những con người có sự kết nối và gắn bó với nhau. Như vậy mỗi thành viên sẽ muốn cống hiến cho mục tiêu chung để đạt được kết quả rực rỡ nhất, giảm sự chán nản trong công việc, gắn bó trung thành với công ty.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo