38. Văn hóa doanh nghiệp

Khám phá văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của 5 “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử và công nghệ

Văn hóa doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thu hút nhân tài cũng như xây dựng và giữ vững sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh các chế độ đãi ngộ của công ty, nhiều “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử và công nghệ đã dùng văn hóa doanh nghiệp để tạo nên bản sắc ấn tượng cho riêng mình.

Hãy cùng Masterskills tìm hiểu 5 ví dụ tiêu biểu về văn hóa doanh nghiệp của các công ty, tập đoàn lớn!

1. Shopee –  Quyết liệt trong thực thi và chấp nhận làm việc cật lực quanh năm

Covid-19 đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành thương mại điện tử. Shopee đã tận dụng nhiều cơ hội so với các đối thủ trên thị trường với nguồn nhân lực chất lượng – văn hoá tốt để trở thành doanh nghiệp đi đầu trên thị trường. Trải qua nhiều đợt lockdown cùng với sự biến động phức tạp của tình hình dịch bệnh, toàn bộ đội ngũ nhân viên Shopee triển khai làm việc theo phương pháp hybrid working. Các thành viên tự phân chia thời gian làm tại nhà hay văn phòng theo quy định vẫn đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.

Nguyên nhân khiến cho đội ngũ Shopee làm việc kỷ luật và quyết đoán như thế là nhờ văn hóa doanh nghiệp. Mọi người đều quen với guồng quay làm việc đó với kim chỉ nam “quyết liệt trong thực thi và chấp nhận làm việc cật lực quanh năm”.

“Khi có bất cứ một quyết định hay chính sách quan trọng nào, các nhân viên buộc phải quyết đoán thực thi nhanh, không câu nệ tiểu tiết, không thắc mắc, bàn cãi hoặc trao đổi qua lại quá nhiều”. Để có được văn hóa này, Shopee đã phải xây dựng và duy trì tốt trong một thời gian dài. Nhờ đó mà nhân viên và ban lãnh đạo Shopee tin tưởng lẫn nhau. Khi giao việc cho từng bộ phận hay nhân sự, ban lãnh đạo hiếm khi đốc thúc liên tục hay nhắc nhở thường xuyên bởi họ biết rằng đội ngũ của mình sẽ làm được và làm tốt.

Doanh nghiệp Shopee trẻ và có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ, hiện nay Shopee đang dần thử sức với nhiều chiến lược khác nhau, tập trung vào những giai đoạn cụ thể để thúc đẩy và nâng cao văn hóa tổ chức.

Masterskills gợi ý: Văn hóa doanh nghiệp là gì

Với ban lãnh đạo Shopee, văn hóa không phụ thuộc và phòng ban hay cấu trúc tổ chức mà phát triển dựa trên chính những nhân sự. Do vậy, Shopee luôn chú trọng đến chính sách giữ chân nhân tài. Có thể tóm tắt các chiến thuật nhân sự ở đây chỉ bằng một câu nói “Hãy huấn luyện họ, giúp họ để họ có thể đi bất kỳ đâu. Nhưng mà hãy tôn trọng họ và đối xử tốt để họ không muốn đi đâu cả”.

Đội ngũ nhân viên ở Shopee có thể luân chuyển giữa các phòng ban trong một thời gian làm việc với cơ hội được học hỏi và mở rộng kiến thức chuyên môn. Bằng các chương trình đào tạo nhân viên ở các cấp độ, thành viên của tổ chức được nâng cao cả về kỹ năng lẫn chuyên môn công việc của mình.

Với cấp quản lý, Shopee cũng mở nhiều khóa huấn luyện kỹ năng lãnh đạo cùng các đội ngũ quản lý của Shopee tại các nước khác, chủ động đề bạt nhân viên lên những cấp cao hơn thay vì tuyển nhân viên từ ngoài vào để nắm giữ các vị trí quản lý. Đồng thời, Shopee tạo phúc lợi cạnh tranh nhằm nâng cao thái độ và trở thành động lực thúc đẩy nhân viên có mục tiêu phấn đấu và phát triển bản thân một cách hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Shopee cũng tạo môi trường làm việc thoải mái và thân thiện với nhiều các hoạt động ngoài giờ như lớp Yoga, các câu lạc bộ bóng đá, cầu lông, sự kiện boardgame, chạy marathon,… Shopee tin rằng nếu nhân viên có được cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn với tổ chức.

2. Tiki – Nuôi dưỡng và phát triển văn hóa doanh nghiệp với niềm hạnh phúc

Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một nổi tiếng với sàn thương mại điện tử tiki.vn. Sau hơn 10 năm hoạt động, trang thương mại điện tử này lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như FPT, VNG, Viettel,.. Tiki là một trong những công ty được vinh doanh về văn hóa doanh nghiệp với các tiêu chí: môi trường làm việc, cơ chế phúc lợi, sự hài lòng của nhân viên, niềm tin của nhân viên với ban lãnh đạo,…

Vào , Tiki lọt Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành Internet/ E-Commerce do Anphabe bình chọn và đạt thành tích Top 50 nơi làm việc tốt châu Á vào năm nay trong một cuộc khảo sát do HR Asia tổ chức.

Để có được sự công nhận này, Tiki đã và đang nỗ lực rất nhiều trong bài toán thiết kế và xây dựng văn hóa truyền thông công ty. Với đội ngũ có hơn 3000 nhân sự trên toàn quốc, bao gồm nhiều chuyên viên nước ngoài, bất kỳ thành viên nào cũng cảm nhận được sự tôn trọng và có tiếng nói trong quá trình đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.

Bà Sakshi Jawa, Tổng Giám đốc Nhân sự Tiki, người đã có nhiều đóng góp trong việc thay đổi chính sách và con người cho nơi này chia sẻ “Tại Tiki, chúng tôi luôn tin tưởng vào việc nuôi dưỡng và phát triển một văn hóa doanh nghiệp với niềm hạnh phúc. Mỗi một nhân viên sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi làm việc và có thể tạo ra nhiều sản phẩm cùng sáng kiến để cải thiện dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Tiki luôn không ngừng sáng tạo và thúc đẩy niềm hạnh phúc, tạo nên bản sắc riêng trong văn hóa doanh nghiệp”.

Được đặt lên bàn cân với Google của Việt Nam về không gian làm việc, mô hình văn phòng mở của Tiki thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và khả năng sáng tạo của đội ngũ. Những hoạt động kết nối giúp cho một ngày đi làm của nhân viên trở nên thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Nhiều khảo sát được thực hiện để tìm hiểu mong muốn của nhân viên, Tiki xây dựng ra 4 hoạt động khác nhau:

Tham khảo:   Top 6 kênh truyền thông nội bộ gắn kết nhân viên hiệu quả

Bên cạnh đó, tại Tiki có hệ thống quản lý nhân viên chặt chẽ, giúp nhân viên và cả đội ngũ quản lý có thể trao đổi và đánh giá hiệu suất công việc. Không những thế, ở đây còn có những chính sách luân chuyển công việc giúp nhân sự trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm mới ở khía cạnh khác nhau. Tiki luôn ưu tiên sự gắn bó của đội ngũ lên hàng đầu, vì vậy ban lãnh đạo luôn ghi nhận thành tích cá nhân, tập thể qua các công việc, dự án.

Những điều này chính là giải pháp để giúp cho Tiki luôn giữ được người tài, khiến cho đội ngũ nhân viên cảm thấy có sự gắn kết và tương tác, tạo nên những trải nghiệm hạnh phúc và sự hài lòng khi làm việc tại đây.

2. Google – Dành 20% thời gian để làm những điều bạn muốn

Để trở thành nơi có “văn hoá doanh nghiệp tốt nhất”, gã khổng lồ công nghệ Google rất biết cách để khiến cho nhân viên cống hiến hết mình không chỉ nhờ những bữa ăn miễn phí hay các dịch vụ tại văn phòng như giặt khô, mát xa.

Tại Google, mô hình văn hoá doanh nghiệp được coi là động lực thúc đẩy sáng tạo và phát triển của tổ chức. Qua chặng đường tăng trưởng, Google đã mở thêm văn phòng chi nhánh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, giữ vững văn hoá như tại trụ sở chính là một bài toán khó cho ban điều hành, công ty càng lớn thì văn hoá cần phải thay đổi và linh hoạt để phù hợp với nhân viên bản địa và khả năng quản lý từng chi nhánh.

Trong số 13 thành viên của Hội đồng Công nghệ Forbes, một vài người đã từng làm việc cho Google đã giải thích lý do tại sao văn hoá xứng đáng với danh hiệu “Văn hoá doanh nghiệp tốt nhất” với 5 đặc điểm nổi bật:

Ở Google, mọi thông tin chia sẻ trong nội bộ đều diễn ra cởi mở giữa các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng khuyến khích đội ngũ giao tiếp, tương tác với nhau nhiều hơn trong môi trường làm việc để gia tăng sự gắn kết và thấu hiểu. Nhiều khu vực trong văn phòng được thiết kế kết hợp với giải trí đa dạng giúp các nhân sự có nơi để trao đổi công việc và chia sẻ ý tưởng một cách thoải mái.

Yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của Google chính là sáng tạo. Google luôn là gã khổng lồ tiên phong trong việc cho phép nhân viên tự do khám phá và làm việc theo cách mà họ muốn. Đội ngũ lãnh đạo hiểu rõ rằng, muốn nhân viên nâng cao được tính sáng tạo và năng suất làm việc, họ nên được lựa chọn, có lịch trình làm việc, không gian theo nhu cầu của bản thân.

Với chính sách “20% thời gian” của Google, các nhân viên làm việc tại đây được dành 20% thời gian của họ tương ứng với 1 ngày mỗi tuần để làm bất cứ thứ gì họ muốn. Ý tưởng này đã mang lại cho Google thành công ngoài mong đợi khi mà đội ngũ nhân viên đã phát huy để tạo ra một vài sản phẩm tuyệt vời bao gồm cả Gmail và Google Suggest.

Cơ cấu tổ chức của Google theo dạng phẳng, do đó ở đây tất cả nhân viên đều được quyền lên tiếng. Hay nói cách khác, Google đánh giá cao suy nghĩ và ý kiến của nhân viên, luôn khuyến khích đổi mới, sáng tạo với nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.

Mỗi năm Google chỉ tuyển khoảng 7000 nhân viên nhưng số đơn ứng tuyển nhận được lên tới  ba triệu người. Tiêu chí tuyển dụng của Google là người thông minh, có hiệu suất cao nhưng đồng thời cũng khiêm tốn, tận tâm khi đối mặt với những khó khăn.

Văn hóa doanh nghiệp tại Google chú trọng vào nguồn nhân lực, chất lượng và năng suất lao động cao. Vì thế mà các yếu tố văn hóa luôn được lồng ghép trong các chương trình phát triển xây dựng đội ngũ. Những chương trình này đều có chung mục tiêu là thúc đẩy mọi người liên tục học tập, cải thiện kết quả làm việc và khắc phục những điểm thiếu sót so với thời điểm hiện tại.

Khi làm việc ở Google, giỏi kiến thức và nắm vững lý thuyết thôi vẫn chưa đủ. Công ty luôn chú trọng áp dụng các phương pháp thực hành để phát triển đội ngũ, thúc đẩy đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc. Thông qua các khóa học đào tạo, dự án và thử nghiệm với nhiều chính sách hỗ trợ, Google kỳ vọng nhân sự của mình sẽ luôn trau dồi và tiếp tục học tập trong quá trình làm việc tại đây.

Từ trước đến nay, Google luôn duy trì môi trường làm việc gần gũi như một công ty nhỏ, nơi các nhân viên dễ dàng trò chuyện, chia sẻ ý tưởng và trao đổi công việc. Nhờ đó có thể đảm bảo tinh thần làm việc của đội ngũ luôn ở trạng thái tích cực, tạo ra sự gắn kết của người lao động với công việc.

Tham khảo:   Củng cố sức mạnh văn hóa doanh nghiệp: Đây là 5 điều mà nhà quản trị cần biết

Julian Persaud, lãnh đạo Google khu vực Đông Nam Á đã nói rằng “Văn hóa Google không phải là ở sự xa xỉ”. Những khoản đầu tư cho phúc lợi, không gian văn phòng, các hoạt động tập thể đều nhằm mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở, linh hoạt, sáng tạo. Điều này tạo nên sự khác biệt to lớn của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.

4. Twitter – Nơi làm việc tốt nhất với các buổi họp ở sân thượng

Là một trong những công ty công nghệ toàn cầu lớn nhất, Twitter tự hào có một nền văn hóa sáng tạo và minh bật với nhiều cá nhân đam mê công việc. Twitter luôn đảm bảo rằng mỗi nhân viên của họ đều có tiếng nói và góp phần vào việc phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty.

Trong một cuộc khảo sát dành cho nhân viên để chọn ra nơi làm việc tốt nhất của Glassdoor, Twitter đã vượt qua các công ty công nghệ khác và chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách Nơi làm việc tốt nhất, đánh bại cả Facebook, Google và Apple. Theo khảo sát này, với thang đo chỉ số từ 1 đến 5, đội ngũ nhân viên của Twitter đánh giá văn hóa doanh nghiệp của tổ chức này đạt mức bình quân là 4.5 – một chỉ số rất cao.

Một số đặc điểm trong văn hóa doanh nghiệp của Twitter:

Điểm khiến đội ngũ Twitter cảm thấy thú vị không phải là mức lương mà họ nhận được, hay những chính sách phúc lợi, mà chính là các buổi họp ở sân thượng của công ty. Theo như đánh giá của các thành viên, đây chính là điểm đặc trưng nhất của Twitter. Toàn bộ nhân viên đều đồng ý rằng, họ luôn cảm thấy thoải mái với một không gian cởi mở do đó mà chất lượng và hiệu quả công việc luôn đạt kết quả tốt. Điều này chính là giá trị cốt lõi của Twitter.

Một kỹ sư phần mềm của Twitter nói với Glassdoor, “Các cuộc họp nhóm trên sân thượng là cách mà chúng tôi có thể làm việc nhóm tốt cùng với nhiều cộng sự thông minh, sáng tạo”.

Theo thống kê, Twitter có 35 văn phòng trên thế giới và ở mỗi nơi đều phản ánh tinh thần văn hóa mang đặc trưng riêng của từng khu vực mà họ đặt trụ sở. Văn phòng của Twitter bao gồm những khu vui chơi giải trí, các bữa ăn trưa miễn phí và phòng họp được thiết kế vô cùng độc đáo.

Đội ngũ nhân viên của Twitter đồng ý rằng, các hoạt động theo nhóm thường xuyên mang lại hiệu quả tốt cho họ. Mọi người thường xuyên hỗ trợ nhau, tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo, vì thế mà có rất nhiều sáng kiến được đưa ra khi làm việc cùng đội nhóm.

Vấn đề bình đẳng giới cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Twitter là một trong những doanh nghiệp tiên phong trên thế giới, đóng góp nhiều sáng kiến hay cho cho bình đẳng giới toàn cầu.

Một trong những điểm nổi bật khác trong văn hóa doanh nghiệp của Twitter chính là các hoạt động cộng đồng xã hội. Sự kiện FridayForGood là sự hợp tác giữa Twitter và các tổ chức cộng đồng Quốc tế được mở 2 lần trong năm với mục đích giúp đỡ các địa phương nơi đặt văn phòng của Twitter trên toàn thế giới.

5. Facebook – Văn hóa Hacker

Xuất hiện từ năm 2014, cho đến nay Facebook đã trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực dịch vụ truyền thông và mạng xã hội. Trong cộng đồng lĩnh vực công nghệ, Facebook nổi tiếng với nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo, khác biệt, tạo được ấn tượng

Facebook luôn thúc đẩy mạnh mẽ “văn hóa Hacker”, tức là cải tiến và đổi mới không ngừng, giúp hình thành lợi thế cạnh tranh, sở hữu nguồn nhân lực có năng lực cao. Vào theo khảo sát của Glassdoor, Facebook đứng đầu trong danh sách 100 Nhà tuyển dụng tốt nhất. Hầu hết các thành viên trong tổ chức đều đánh giá cao cơ hội nghề nghiệp mà họ nhận được và tính minh bạch của công ty.

“Làm cho thế giới cởi mở và kết nối hơn” là giá trị cốt lõi ban đầu của Facebook được phản ánh rõ nét qua văn hóa doanh nghiệp. Từ các hoạt động tuyển dụng, truyền thông nội bộ hay các hoạt động xã hội, Facebook luôn thực thi dựa trên yếu tố cốt lõi này.

Với giá trị cốt lõi ban đầu này, quá trình tuyển dụng của Facebook diễn ra với mục tiêu tìm kiếm những thành viên có niềm đam mê, yêu thích công việc, hiểu rõ thứ mà tổ chức trân trọng. Những ứng viên cần nắm chắc toàn bộ văn hóa, mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc Facebook luôn sở hữu đội ngũ tài giỏi nhất không phải là điều khó hiểu khi mọi người đều thấm nhuần giá trị to lớn này.

Trong quá trình làm việc, Facebook luôn chú trọng đến sự cởi mở và tính minh bạch. Mọi thành viên luôn tôn trọng ý kiến của nhau, bình đẳng và được trao quyền. Thay vì tự báo cáo công việc của mình cho cấp trên, ở Facebook thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhiều vị trí để thảo luận, hỏi đáp để mọi người cùng nắm bắt thông tin về nhau dễ dàng.  Qua đó, sẽ không có sự xuất hiện của các thông tin sai lệch. Các cuộc họp vượt cấp giúp lãnh đạo và quản lý có thể hiểu hơn về mức độ hạnh phúc của nhân viên, mức độ gắn bó công việc, những khía cạnh cần phải cải thiện và phát huy.

Tham khảo:   Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Bí quyết chinh phục mọi ứng viên

Những thành kiến, bất đồng về các quyết định của ban lãnh đạo là điều không thể tránh khỏi trong các tổ chức. Để giải quyết điều này, cách làm việc ở Facebook là luôn tôn trọng nhân viên, các quyết định tuyển dụng, đánh giá hiệu quả đều được thông qua ý kiến toán thể nhân viên phòng ban. Nhờ sự cởi mở và minh bạch này đã giúp Facebook trở công ty có môi trường văn hóa doanh nghiệp vô cùng tích cực.

Yếu tố này là một trong những điều khó thực hiện nhất nhưng lại mang giá trị quan trọng nhất. Xây dựng văn hóa đối thoại trực tiếp chính là cân bằng giao tiếp và thái độ ứng xử của nhân viên trong quá trình thực thi công việc. Vì coi trọng vấn đề này nên ngay từ đầu với những nhân sự mới, Facebook luôn trang bị cho họ kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông, lắng nghe cần thiết để giải quyết các vấn đề theo hướng dễ chịu và tích cực nhất.

Với nhân viên ở Facebook, khi nhìn thấy, nghe được những điều bản thân không thích, họ sẽ trò chuyện với đối phương cảm nhận và góc nhìn của mình. Các thành viên đều có thể hiểu trên quan điểm của người khác chứ không nhìn nhận từ một phía tránh mọi hiểu lầm không đáng có. Đối với những điều mà họ tin tưởng và đồng ý, Facebook luôn khuyến khích đội ngũ của mình hãy thể hiện rõ ràng sự ủng hộ đó với đồng nghiệp.

Facebook luôn đặt trải nghiệm của nhân viên lên hàng đầu. Facebook thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát về mức độ gắn bó của đội ngũ nhằm chắc chắn rằng mọi thành viên đều hài lòng và thỏa mãn với công việc hiện tại.

Ở đây có các bức tường trắng khuyến khích nhân viên tô vẽ, viết thật nhiều mọi thứ lên đây. Những điều mà các nhân sự viết sẽ là thứ nhắc nhở và động viên trong quá trình làm việc, đồng cảm với khách hàng hay không ngừng phát triển những thứ mới.

Tại Facebook, các cá nhân luôn có cơ hội bộc lộ thế mạnh của mình khi mà ban lãnh đạo hay các đồng nghiệp đều nói không với sự phán xét, học hỏi từ những thất bại và sai lầm. Chính những điều này khiến cho đội ngũ Facebook luôn cảm thấy hài lòng và làm việc hiệu quả hơn, họ gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho sự phát triển của nơi này.

Tổng kết

Qua những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của một số công ty, tập đoàn lớn có thể nhận thấy tầm quan trọng của sự kết nối trong đội ngũ… là yếu tố cần và đủ để góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Muốn công ty có sự kết nối tốt thì tổ chức cần tìm được công cụ giao tiếp chung và thống nhất trên một nền tảng.

Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhân sự và tổ chức không còn là điều mới mẻ trong thời điểm hiện nay nữa. Thế nhưng việc sử dụng công nghệ trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại là một thử thách đối với nhiều tổ chức.

Ở những ví dụ trên, các công ty đều tập trung đến sự hài lòng và trải nghiệm của nhân viên trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nền tảng giao tiếp đội nhóm Masterskills dành cho tổ chức với bộ công cụ toàn diện giúp tổ chức tăng khả năng tương tác, giao tiếp trong đội ngũ và thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững:

                       Đăng ký trải nghiệm Masterskills ngay tại đây!

Masterskills là sản phẩm của công ty Cổ phần Công nghệ Masterskills, trực thuộc tập đoàn Công nghệ G-Group. Hiện nay Masterskills đã được hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng như: F88, Yody, Beatvn, HSV Group, TechZones, Vitto,..

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo