38. Văn hóa doanh nghiệp

Học được gì từ những mặt tối trong văn hóa doanh nghiệp của “đất nước mặt trời mọc”

Karoshi – từ tiếng Nhật để chỉ những người chết vì làm việc quá sức tại Nhật Bản đã trở thành một vấn nạn tầm cỡ quốc gia từ cách đây hơn 30 năm. Thời điểm ấy, “Con dao hai lưỡi” này một mặt khiến Nhật vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế trên thế giới nhưng mặt khác thì biến hiện tượng Karoshi trở thành vấn đề đáng quan ngại ở phạm vi toàn cầu.

Karoshi và văn hóa doanh nghiệp của đất nước mặt trời mọc từ xưa đến nay vẫn là chủ đề để lại nhiều tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau. Cùng Masterskills tìm hiểu những bài học từ mặt tối trong cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản tại bài viết này nhé!

Tình trạng Karoshi tại Nhật Bản

“Dần dần bạn sẽ trở thành một cái xác biết đi… khi ấy tôi quyết định đã đến lúc mình phải dừng lại” – nữ phóng viên người Nhật – Miko Sukite chia sẻ sau sự ra đi của một đồng nghiệp là karoshi.

Ở độ tuổi 30, phóng viên “phần cứng” như Miko có nhiệm vụ cắm chốt thường trực bên ngoài nhà của các chính trị gia. Mỗi đêm, mỗi phóng viên của nhóm phần cứng như cô được phân công bám sát một chính trị gia dù cho có tin tức hay không. Hình thức theo đuôi này còn được gọi là “tuần đêm” – Yomawari với một  quá trình làm việc hết công suất ngay cả khi trời giá lạnh. Vì yếu tố công việc là bám sát theo lịch trình của nghị sĩ nên hầu như Miko không có ngày nghỉ, thậm chí ngay cả khi bị ốm, cô cũng phải giữ tinh thần cống hiến cho tổ chức.

Miko đã quyết định dừng lại hành trình cống hiến sức lực cho công việc của mình khi chứng kiến đồng nghiệp là Miwa Sado – nữ phóng viên NKT đã chết tại nhà riêng vào tháng 7 (2013) vì đột quỵ sau khi làm việc quá sức suốt 159 giờ.

Một trường hợp khác, Naoya là một nam phóng viên trẻ và luôn nỗ lực làm việc kể từ khi trở thành nhân viên của một công ty truyền thông lớn nhất nhì Nhật Bản. Cậu đã thường xuyên làm thêm giờ và chỉ rời khỏi công ty vào lúc sát thời gian chuyến tàu cuối cùng xuất bến. Nhiều hôm bị lỡ tàu cậu ở lại công ty ngủ ngay trên bàn làm việc. Có những ngày Naoya thức trắng đêmlàm việc tới 37 tiếng liên tục. Sự lao lực do căng thẳng công việc gây nên đã khiến Naoya ra đi ở tuổi 27. Cái chết của con trai khiến mẹ của Naoya không gượng dậy nổi suốt một thời gian dài. Bà chia sẻ, mỗi khi trở về nhà việc mà Naoya làm duy nhất chỉ có ngủ, “nó mệt đến nỗi chỉ kịp chào tôi rồi đi thẳng vào giường. Nó thậm chí bỏ cả bữa cơm hiếm hoi với gia đình chỉ để được chợp mắt nhiều hơn trước khi trở lại làm việc”.

Tham khảo:   Top 10 nền tảng quản trị doanh nghiệp đáng tin cậy

Tháng 4/, một nhà sư ở Koya, tỉnh Wakayama, Nhật Bản đã đệ đơn kiện ngôi chùa. Theo đơn tố cáo, bắt đầu từ năm 2008, ông bắt đầu đọc sách và làm việc lúc 5 giờ sáng hàng ngày, thường làm đến 9 – 11 giờ đêm, gần 17 giờ một ngày và bị trầm cảm nặng. Cuối cùng, Văn phòng Kiểm tra Tiêu chuẩn Lao động Hashimoto đã xác định trường hợp này là một chấn thương lao động và yêu cầu chùa phải bồi thường.

Và còn rất nhiều trường hợp là karoshi khác đã chết do đột quỵ, do lao lực hoặc suy tim do căng thẳng quá độ dẫn tới đột tử.  

Một báo cáo trong đợt kiểm tra các trường hợp karoshi và nguyên nhân tử vong của người lao động, có tới hơn 20% trong tổng số 10,000 người lao động tại Nhật Bản tham gia khảo sát cho biết, họ đã từng ít nhất một lần làm thêm 80 giờ trở lên trong vòng một tháng.

“Sống là người của công ty – Chết là ma của công ty”

Nhật Bản có nền văn hóa làm việc không ngơi tay, kéo dài nhiều giờ liên tục và thậm chí còn phục vụ cấp trên sau khi kết thúc giờ làm việc. Theo quy định, nhân viên tại các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được nghỉ phép 20 ngày trong một năm, nhưng, đại đa số họ vẫn chấp nhận tiếp tục làm việc do nền văn hóa lao động Nhật Bản coi những ngày nghỉ là dấu hiệu của sự sao nhãng hay thiếu trách nhiệm.

Họ đề cao sự hy sinh vì xã hội, vì công ty, vì tập thể chung trước quyền lợi cá nhân. Theo một cuộc khảo sát của Expedia, 68% nhân viên Nhật Bản cảm thấy xấu hổ vì “nghỉ phép có lương”. Trong bầu không khí xã hội chủ trương lao động, nhiều người không dám tan làm ngay cả khi họ hoàn thành công việc sớm vì họ không muốn trở thành “kẻ dị hợm” trong công ty và ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của mình.

Trước hiện tượng karoshi ngày càng trầm trọng thì vấn đề đã kịp thêm một nút thắt khi các liên đoàn lao động nước này chỉ quan tâm đến việc tăng lương hơn là cắt giảm bớt số giờ làm việc. Kenichi Kuroda, Giáo sư thuộc Đại học Meiji ở Tokyo chuyên về văn hóa lao động, nhận định: “Tại một quốc gia như Mỹ, người lao động được tự do chuyển sang làm việc cho một công ty khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Nhưng ở Nhật Bản, người dân thường có xu hướng làm việc suốt đời cho một công ty kể cả khi công ty đó có chế độ hà khắc, bóc lột“.

Để “đền đáp” những cống hiến tận lực của nhân viên, nhiều công ty lớn của Nhật Bản  đã xây dựng “nghĩa trang công ty” cho nhân viên như một hình thức an ủi những nhân viên đã cống hiến cả đời cho công việc. Tờ báo Nikkei nói rằng, người Nhật đã thực hiện tinh thần chủ nghĩa tập thể “sống là người của công ty, chết cũng là ma của công ty” đến mức cực đoan.

Tham khảo:   4 khía cạnh quan trọng trong định hướng thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Ở chiều ngược lại, do thấm nhuần tư tưởng kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn nên người Nhật gần như không chấp nhận việc mình trở nên yếu kém, than phiền với người khác. Đó là lý do khiến nhiều bộ phận nhân viên của các doanh nghiệp tại Nhật không thể chia sẻ vấn đề của mình với người khác. Việc thiếu đi môi trường, không gian, thời gian, đối tượng để giãi bày, tâm sự gần như khép lại cánh cửa giải thoát nếu bất cứ người lao động nào của Nhật rơi vào chiếc hố “karoshi”.

Tổng kết

Cho đến nay, karoshi vẫn là vấn đề nan giải của quốc gia mặt trời mọc nói riêng và là chủ đề cần suy nghĩ thấu đáo hơn của thế giới nói chung. Làm việc quá sức trong xã hội hiện đại thực ra là một hiện tượng rất bất thường. Về lý thuyết, khi năng suất và hiệu quả sản xuất chung của xã hội tăng lên thì thời gian làm việc của người lao động phải được rút ngắn. Tuy nhiên, mọi thứ chúng ta nhìn thấy có thể lại là những điều trái ngược. Và đáng buồn hơn, hậu quả của làm việc quá sức tại các quốc gia khác hay karoshi tại Nhật sẽ không chỉ dừng lại ở việc giảm năng suất lao động, giảm doanh số hay tổn thất một khoản lợi nhuận của doanh nghiệp.  

Trong khi một số quốc gia trên thế giới đã cải tiến chế độ làm việc khoa học, cân bằng với cuộc sống hơn cho người lao động như Iceland với quyết định giảm tuần làm việc xuống còn 35 giờ; còn Phần Lan, Bỉ, New Zealand thì cho phép nhân viên chỉ làm việc 4 ngày một tuần để cải thiện sức khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần. Thì quay lại với xứ sở hoa anh đào vẫn đang loay hoay trước các chỉ số cho thấy sức khỏe tinh thần của người lao động Nhật ở mức thấp, hiện tượng karoshi vẫn ngày một tăng lên với số giờ làm thêm không được giảm đi.    

Qua những dẫn chứng về hiện tượng karoshi tại Nhật Bản và những mặt tối trong văn hóa doanh nghiệp của xứ sở hoa anh đào có thể nhận thấy, làm việc quá sức, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống là ngọn lửa nguy hiểm đốt cháy người lao động. Do vậy, cần lựa chọn những phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp để cải thiện chất lượng làm việc của đội ngũ một cách khoa học hơn.  

Tham khảo:   Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay, một số doanh nghiệp trên thế giới coi trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tích cực bằng cách cải thiện các chế độ phù hợp với cảm nhận, mong muốn của người lao động hơn. Bằng cách đó, các tổ chức sẽ điều chỉnh được thời gian làm việc khoa học giúp nhân viên của mình có thể nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì chỉ miệt mài làm việc và sớm rời bỏ công ty khi cảm thấy bị bóc lột.  

Tại Việt Nam, một số tổ chức lựa chọn giải pháp chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các nền tảng hỗ trợ kết nối, tăng tương tác và nâng cao hiệu suất đội ngũ.

Masterskills là nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và tổ chức trong việc cung cấp bộ công cụ giúp giao tiếp đội nhóm hiệu quả, chia sẻ thông tin nhanh chóng, quản trị công việc và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thông qua việc gia tăng gắn kết đội ngũ và thúc đẩy hiệu quả nhân sự, Masterskills giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí và tối ưu vận hành.

Tìm hiểu thêm về Masterskills tại đây!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc