38. Văn hóa doanh nghiệp

Top 10 nền tảng quản trị doanh nghiệp đáng tin cậy

Nếu như trước đây, mọi công việc đều được nhà quản lý giao bằng miệng, nhân viên ghi chép vào sổ tay, hàng loạt giấy tờ báo cáo chất đống cần xử lý nhưng công việc vẫn đâu hoàn đấy. Thế nhưng, khi những phương án quản lý công việc truyền thống không thể hỗ trợ thực hiện công việc hiệu quả, nhà quản lý cần tìm đến giải pháp thay thế là các nền tảng quản trị doanh nghiệp tiện ích hơn, dự đoán rủi ro.

Lợi ích khi sử dụng các công cụ, nền tảng quản trị doanh nghiệp:

Lựa chọn một công cụ/ nền tảng phù hợp với doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Công nghệ, chi phí, nhân sự, tiện ích,… Dưới đây là 10 nền tảng quản trị doanh nghiệp đáng tin cậy nhất năm .

Nền tảng quản trị doanh nghiệp nước ngoài

Các nền tảng quản trị doanh nghiệp nước ngoài có thường được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng, có các tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Tuy nhiên vì giá thành khá cao và chưa có phiên bản tiếng Việt nên nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn đắn đo trước khi áp dụng cho công ty của mình.

Clickup

Clickup là công cụ tùy biến cao được nhiều thương hiệu tin dùng, có khả năng tạo các bảng biểu tùy chỉnh nhu cầu người dùng, các dự án được note trạng thái rõ ràng: đang được tiến hành, xem xét, hoàn thành. Ưu điểm của ClickUp cho phép bạn nhập nội dung, các tệp thông tin từ một nền tảng khác một cách tự động trong vài phút. Tuy nhiên để sử dụng Clickup, người dùng phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ.

Ecount

Ecount được phát triển đặc biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ, cung cấp tất cả chức năng quản lý kế toán, mua hàng, bán hàng, sản xuất và quản lý nhân sự trong một phần mềm với giá hợp lý và linh hoạt.

Nhược điểm của Ecount là doanh nghiệp phải bỏ chi phí khá lớn để mua tất cả các ứng dụng mà không được tách rời ứng dụng cần dùng. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp lại không cần thiết sử dụng tất cả các phân hệ trong đó.

Wrike

Sở hữu đầy đủ các tính năng như: tạo công việc, giao việc, bình luận, tag tên, liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án khác nhau, Wrike là giải pháp tuyệt vời cho những công ty quy mô nhỏ hoặc các dự án không có nhiều kinh phí. Tuy nhiên nhược điểm của Wrike là giao diện khó sử dụng với người dùng mới, cách phân công nhiệm vụ phân mảnh đôi khi sẽ gây ra nhầm lẫn.

Tham khảo:   Củng cố sức mạnh văn hóa doanh nghiệp: Đây là 5 điều mà nhà quản trị cần biết

Jira Software

Jira là một ứng dụng theo dõi và quản lý lỗi, vấn đề và dự án, được phát triển để làm quy trình này trở nên dễ dàng hơn cho mọi tổ chức. JIRA đã được thiết kế với trọng tâm vào kết quả công việc và linh hoạt khi sử dụng. Khi đăng ký Jira, doanh nghiệp lớn sẽ tiêu tốn chi phí khá cao để mua tài khoản. Tốn nhiều thời gian và công sức để setup các dự án lên phần mềm. Hơn nữa, ngôn ngữ tiếng Anh với nhiều thuật ngữ có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng.

Trello

Hệ thống, sắp xếp công việc của Trello giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh, gán nhãn các công việc ưu tiên theo thứ tự với các Label có màu sắc khác nhau. Quản lý công việc bằng cách di chuyển các ô trạng thái, cột nào để phục vụ cho việc nhận biết tình trạng công việc đang đến giai đoạn nào. Nhược điểm của Trello là tính năng không phân cấp. Điều này sẽ gây ra nhiều bất cập, đặc biệt là trong quản lý công việc theo nhóm.

Oracle

Oracle là phần mềm quản lý doanh nghiệp hầu hết các mảng chính trong doanh nghiệp như: Tài chính, dự án, quản lý tài sản, quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng,… Oracle có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn với tùy chỉnh phiên bản theo nhu cầu ứng dụng của người dùng. Tính bảo mật cao, giám sát giúp chống xâm nhập trái phép. Nhược điểm lớn của phần mềm là khó để sử dụng tiếng Việt. Nguyên bản của Oracle là ngôn ngữ tiếng Anh, gây bất tiện với các nhân viên không có sẵn vốn tiếng. Trên hết, chi phí bản quyền của Oracle cũng không hề rẻ so với các nền tảng khác.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam luôn ưu tiên “Người Việt dùng hàng Việt”, vì vậy các nền tảng quản trị doanh nghiệp “Made in Vietnam” là sự lựa chọn hàng đầu với họ. Ngoài chi phí rẻ hơn hẳn so với các nền tảng quản trị doanh nghiệp nước ngoài, các nền tảng Việt Nam còn được tối ưu hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt. Dưới đây là một số nền tảng quản trị doanh nghiệp được nhiều công ty Việt Nam tin dùng:

OOC – digiiMS

OOC digiiMS giúp doanh nghiệp tự thiết kế các hệ thống dựa trên cơ sở dữ liệu ngành và mô hình kinh doanh. OOC phân quyền sử dụng rõ ràng, giao diện thân thiện, dễ thao tác. Hệ sinh thái đồng bộ như: Cơ cấu tổ chức digiiOST, Quản lý nhân sự digiiHR, Quản lý KPI digiiKPI,… Các phân hệ được phân chia khoa học để xử lý các nghiệp vụ chuyên sâu trong quản trị, thuận tiện cho người sử dụng quản lý toàn bộ thông tin đồng nhất.

Tham khảo:   Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

AMIS

Phần mềm này sở hữu nhiều công cụ hỗ trợ nghiệp vụ kế toán, quản trị tài chính cho đa dạng ngành nghề của các doanh nghiệp. Kết nối với các phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm chữ ký số, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhà hàng giúp doanh nghiệp hợp nhất thông tin từ đầu vào đến đầu ra, từ hệ thống bán lẻ đến tổng công ty. Giá cả cũng là một vấn đề cần cân nhắc trước khi người dùng đăng ký sử dụng AMIS.

1Office

Đây là nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp được khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn. Phần mềm này cung cấp mạng lưới quản trị nội bộ, cho phép truy cập, lưu trữ dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Hệ thống quản trị của nền tảng này gồm 3 mảng chính: Workplace, HRM và CRM. Đây là một phần mềm quản trị với bộ công cụ số hoá từ nâng cao hiệu quả công việc, quản lý dự án, chiến dịch, tuyển dụng cho đến khách hàng. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng, giá thành mà các doanh nghiệp lớn phải chi trả cho 1office không phải con số nhỏ.

Masterskills

Masterskills – Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức, là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết 4 vấn đề trọng điểm: tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng hiệu suất công việc và tối ưu vận hành.

Với tính năng Minitask, nhà quản lý dễ dàng giao việc đúng người, hạn chế tình trạng làm việc thiếu trách nhiệm, đồng thời theo sát tiến độ, loại bỏ sự chậm trễ và thúc đẩy nhân viên tự quản lý công việc cá nhân. Bên cạnh đó, trưởng nhóm có thể động lực làm việc, thúc đẩy khả năng phát huy của nhân sự bằng cách khen thưởng các cá nhân, tập thể qua các bài viết Ghi nhận.

Tính năng Zoom không giới hạn có sẵn trên Masterskills tổ chức các cuộc họp trực tuyến hiệu suất cao với đội ngũ hay đối tác mà không sợ bị gián đoạn, ngắt quãng làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án. Ngay cả khi lượng nhân viên vắng mặt do Covid, các quy trình công việc vẫn đảm bảo diễn ra mượt mà và liền mạch mọi lúc mọi nơi trên duy nhất một nền tảng.

Masterskills sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm một nền tảng số Make in Vietnam an toàn và bảo mật, chất lượng ngang tầm các sản phẩm quốc tế với mức chi phí hợp lý hơn.

Tham khảo:   Các tips để làm việc tại nhà một cách hiệu quả

Kể từ thời điểm ra mắt tới nay, Masterskills được nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Việt Nam tin tưởng sử dụng như: F88, Gpay, HSV Group, Tima, Beatvn, Edufit, Genovations, ABA Cooltrans, Box Studio, Techone, Teky, Vitto, Yody, Hima,… Masterskills được nhiều khách hàng phản hồi tích cực: 94,7% doanh nghiệp ứng dụng thành công Masterskills chia sẻ: Masterskills giúp tổ chức gắn kết đội ngũ, từ đó cải thiện năng suất làm việc đội nhóm và giúp doanh nghiệp tăng 45% khả năng đạt KPI”.

Trên đây là Top 10 nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn! Chúc doanh nghiệp của bạn thành công trong công cuộc chuyển đổi số, nâng cao hiệu suất!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo